TTBD - Có thể nói rằng, hiếm thấy trong lịch sử có một con người nào mà tên tuổi và sự nghiệp lại gắn bó với vận mệnh của cả dân tộc, cả đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể tìm thấy hình ảnh Người trong tâm trí của mỗi người dân và cũng có thể tìm thấy số phận của mỗi người dân trong từng suy nghĩ và hành động của Người. “Bác Hồ”- đó là cái tên trìu mến nhất, thiêng liêng nhất mà dân tộc Việt Nam đã dành để gọi vị lãnh tụ kính yêu của mình, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Người đã để lại cho dân tộc và thời đại một di sản vô giá - tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức, trí tuệ Hồ Chí Minh.
TTBD - Có thể nói rằng, hiếm thấy trong lịch sử có một con người nào mà tên tuổi và sự nghiệp lại gắn bó với vận mệnh của cả dân tộc, cả đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể tìm thấy hình ảnh Người trong tâm trí của mỗi người dân và cũng có thể tìm thấy số phận của mỗi người dân trong từng suy nghĩ và hành động của Người. “Bác Hồ”- đó là cái tên trìu mến nhất, thiêng liêng nhất mà dân tộc Việt Nam đã dành để gọi vị lãnh tụ kính yêu của mình, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Người đã để lại cho dân tộc và thời đại một di sản vô giá - tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức, trí tuệ Hồ Chí Minh.
Theo Tổng cục Thống kê, chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh và cơ bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Tỉ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng do những thành tựu phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khỏe người dân được cải thiện.
Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2023 là 73,7 tuổi (năm 2022 là 73,6 tuổi), trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,5 tuổi.
Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, tuy nhiên lại có số năm sống với bệnh tật nhiều.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 10 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ 2. Tuy nhiên số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước.
Chia sẻ với báo chí trước đó, PGS.TS Nguyễn Trung Anh, giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương, cho hay người cao tuổi Việt Nam mắc rất nhiều bệnh. Mỗi người cao tuổi trung bình chịu đựng 14 năm sau của cuộc đời với nhiều bệnh tật phối hợp.
"Cụ thể, trung bình một người trên 60 tuổi mắc 3-4 bệnh, đặc biệt những người trên 80 tuổi có thể mắc trên 6 bệnh. Đây là gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như gia đình, đặc biệt là vấn đề chăm sóc.
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ y tế đối với người cao tuổi, người dân cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh. Trong đó, cần tầm soát sức khỏe, phát hiện bệnh sớm và quản lý tốt các bệnh tật không lây nhiễm…", ông Trung Anh chia sẻ.
Trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ 27/7/1947- 27/7/2023; kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống Lực lượng thanh niên xung phong (15/7/1950-15/7/2023), ngày 28/7/2023, Ban Thường vụ Huyện đoàn phối hợp tổ chức chuyến hành trình về nguồn tại địa chỉ đỏ Khu di tích lịch sử Vụ thảm Sát Giếng Đồn, xã An Tân, huyện An Lão.
Vụ thảm sát Giếng Đồn là một trong những vụ án thảm sát đẫm máu trong chiến dịch “Tố cộng, Diệt cộng” của Mỹ – Diệm. Tháng 8/1955, bọn tay sai ngụy quyền bí mật thủ tiêu 21 chiến sĩ cách mạng trung kiên và đồng bào yêu nước ở địa phương rồi ném xác xuống giếng để phi tan dìm cả xóm làng trong đau thương và căm hận. Di tích lịch sử vụ thảm sát Giếng Đồn được UBND tỉnh xếp hạng ngày 25/12/2013, là một trong 6 di tích lịch sử của huyện An Lão được cấp tỉnh được công nhận. Đây là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện nhà về truyền thống đấu tranh kiên cường anh dũng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước; góp phần thiết thực, có hiệu quả trong việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Hành trình về địa chỉ đỏ là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”. Qua đó, để giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đi trước đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Theo quan niệm của dân gian, tính cách và số phận của con người phụ thuộc rất nhiều vào ngày sinh tháng đẻ. Không ít bậc phụ huynh cho rằng việc sinh con hợp tuổi không chỉ đem lại may mắn cho sự nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình.
Có thể nói, việc chọn năm sinh cho con đã trở thành suy nghĩ phổ biến của nhiều gia đình. Có một số lý do dẫn tới điều này. Thứ 1, một số cặp vợ chồng rất tin "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", việc thuận theo cũng rất tốt để nếu sau này có xảy ra chuyện gì sẽ không phải tiếc nuối. Thứ 2, hiện nay việc dự đoán, chọn ngày sinh, tháng đẻ đã thuận lợi hơn so với trước kia.
Vậy làm thế nào để sinh con hợp tuổi, nếu "lỡ" có con khắc tuổi thì phải làm sao? Cơ sở tính năm sinh con hợp tuổi cha mẹ: Việc tính toán này nên dựa theo thiên can, địa chi và ngũ hành để đưa ra tương quan cụ thể. Mối quan hệ này cũng ảnh hưởng đến trạng thái, tâm sinh lý của cơ thể.
Được nhắc tới nhiều trong nền văn hóa cổ xưa tại Trung Quốc, thiên can được coi là yếu tố quan trọng kết hợp với 5 yếu tố ngũ hành và sự cân bằng giữa âm dương.
- Theo dương can, các can sẽ là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Thân.
- Theo âm can, các can sẽ là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
Việc tìm hiểu về thiên can cũng bao gồm việc nắm rõ các cặp thiên can hợp và khắc. Cụ thể như:
- Các Thiên can hợp nhau bao gồm Ất - Canh, Đinh - Nhâm, Bính - Tân, Mậu - Quý, và Kỷ - Giáp.
- Các cặp Thiên can xung khắc lần lượt là Canh - Giáp, Tân - Ất, Nhâm - Bính, Quý - Đinh, Giáp - Mậu, Ất - Kỷ, Bính - Canh, Đinh - Tân, Mậu - Nhâm, và Kỷ - Quý.
Do đó, người ta thường sử dụng số cuối năm sinh để xác định thiên can phù hợp cho bản thân trong tính thiên can.
Địa chi là một thuật ngữ khá quen thuộc trong phong thủy dùng để chỉ 12 chi tượng trưng cho 12 con giáp. Vì thế, 12 địa chi sẽ là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Địa chi bao gồm dương chi (những con giáp số lẻ) và âm chi (những con giáp số chẵn).
- Địa chi nhị hợp: Sửu - Tý, Tuất - Mão, Dần - Hợi, Dậu - Thìn, Tỵ - Thân, Ngọ - Mùi.
- Tam hợp trong địa chi phong thủy bao gồm: Tỵ - Dậu - Sửu, Thân - Tý - Thìn, Hợi - Mão - Mùi, Dần - Ngọ - Thân.
- Ngoài các cặp địa chi hợp nhau, còn có 6 cặp địa chi xung khắc nhau, tạo thành 3 bộ tứ hành xung gồm:
Vòng tràng sinh (hay còn gọi là trường sinh) là quy luật sinh trưởng, kết thúc của sinh mệnh. Mỗi con người có chu kỳ 12 năm chi phối cuộc sống suy, thịnh gồm: trường sinh, mộc dục, quan đái, lâm quan, đế vượng, suy, bệnh, tử, mộ, tuyệt, thai, dưỡng.
Vượng và Tuyệt là 2 yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm trong bảng sinh con theo vòng tràng sinh. Phong thuỷ quan niệm nên sinh con vào năm Vượng, đây là giai đoạn tốt nhất của sự sống, con sinh ra sẽ được hưởng vận mệnh tốt, sức khoẻ dồi dào và tài lộc theo suốt cuộc đời.nên kiêng kỵ sinh con vào năm Tuyệt, tránh con gặp điều xui xẻo, vận mệnh không tốt, thường xuyên gặp khó khăn, vất vả. Bố mẹ và con cái luôn có sợi dây vô hình liên quan mật thiết tới nhau, vậy nên con có vận mệnh tốt,bố mẹ cũng phất lên, gặp nhiều điều như ý và ngược lại.
Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật, mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc. Tất cả các yếu tố này đều tồn tại song hành, dựa trên sự tương tác qua lại lẫn nhau, không thể phủ nhận, tách rời yếu tố nào.
Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Trong quy luât ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:
+ Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
+ Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
+ Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
+ Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
+ Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:
+ Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa.
+ Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại.
+ Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
+ Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
+ Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Có thể nói rằng, tương sinh và tương khắc là hai quy luật luôn tôn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại.
Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh -khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.