3. Một số xu hướng chuyển biến chính văn hóa chính trị Việt Nam từ năm 1975 đến nay
3. Một số xu hướng chuyển biến chính văn hóa chính trị Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Thủ tướng Narendra Modi quảng bá cho một hòn đảo của Ấn Độ
Trong chuyện này, chính trị là một trong những trợ giúp đắc lực. Nhưng đồng thời, du lịch cũng có thể phục vụ đắc lực chính trị và dùng du lịch có thể làm chính trị rất hiệu quả. Điều này có thể thấy được rất rõ ở việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đăng tải trên các mạng xã hội những bức ảnh đi dạo trên bờ biển ở một hòn đảo của Ấn Độ cùng những dòng trạng thái ngợi ca phong cảnh biển đảo của Ấn Độ.
Thật ra, những việc làm như thế vốn rất bình thường trên thế giới. Nơi nào trên thế giới này mà chẳng có những thắng cảnh thiên nhiên riêng và những thế mạnh riêng về du lịch. Trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ, ông Modi tán dương bờ biển, bãi cát và biển đảo của Ấn Độ thì cũng là việc mà người này phải làm và nên làm.
Nhưng việc làm của ông Modi lại trở thành chuyện phức tạp và nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Maldives. Ba vị Bộ trưởng trong Chính phủ Maldives đã có những phát ngôn khiếm nhã về ông Modi khiến phía Ấn Độ phẫn nộ. Đại sứ Maldives ở Ấn Độ đã bị Bộ ngoại giao Ấn Độ triệu lên gặp để nghe phản đối và để bị yêu cầu giải thích. Rồi ba vị Bộ trưởng kia bị Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu cho nghỉ việc. Ông Muizzu đắc cử Tổng thống Maldives trong cuộc bầu cử tổng thống mới đây, là người được coi là thân Trung Quốc hơn Ấn Độ. Sau khi lên cầm quyền ở Maldives, ông Muizzu đã chấm dứt một số cơ chế hợp tác song phương lâu nay giữa Maldives và Ấn Độ cũng như đã yêu cầu Ấn Độ triệt thoái hết quân đội ra khỏi Maldives. Vị tổng thống mới này càng thiên lệch hẳn về phía Trung Quốc bao nhiêu, thì quan hệ của đảo quốc với Ấn Độ càng xấu đi bấy nhiêu.
Du lịch vốn là thế mạnh đặc biệt nổi trội của Maldives nhưng hiện tại lại là điểm yếu chết người của Maldives. Trước đại dịch bệnh, du khách Trung Quốc chiếm vị trí số một trong danh sách các nước có nhiều du khách nhất tới Maldives. Bây giờ, du lịch với Trung Quốc chưa hồi phục và nhiều khả năng không thể hồi phục được như trước đại dịch bệnh, bởi tâm lý du khách Trung Quốc đã thay đổi cơ bản khi bắt đầu cho rằng Maldives ở cách quá xa và sản phẩm du lịch ở Maldives không còn mới. Du khách Ấn Độ hiện đã thế chân du khách Trung Quốc ở vị trí ấy. Nếu vì quan hệ chính trị song phương không tốt đẹp mà du khách Ấn Độ không tới Maldives thì Maldives sẽ thua thiệt lớn. Ấn Độ và Maldives lại không cách nhau xa về địa lý, nên Ấn Độ có thể cạnh tranh rất dễ dàng với Maldives về du lịch.
Ông Modi vừa rồi tới thăm và quảng bá du lịch cho một vùng biển đảo của Ấn Độ có điều kiện tự nhiên và phong cảnh thiên nhiên không khác gì Maldives, lại chỉ cách xa Maldives có hơn 130 km. Sau khi ba vị Bộ trưởng trong Chính phủ Maldives có phát ngôn không hay về ông Modi, nhiều hãng du lịch Ấn Độ không tổ chức tour du lịch đi Maldives, một số hãng hàng không của Ấn Độ ngừng bay đến Maldives và trên các mạng xã hội ở Ấn Độ dấy lên làn sóng kêu gọi người dân Ấn Độ tẩy chay du lịch Maldives.
Việc ông Modi quảng bá du lịch biển đảo cho Ấn Độ, vậy là tác động tiêu cực gián tiếp tới ngành du lịch của Maldives mà phía Maldives không thể phê trách hay cản phá được. Vị tổng thống mới của đảo quốc không thân thiện với Ấn Độ, thì đương nhiên không thể đòi hỏi phía Ấn Độ tiếp tục giúp đảo quốc tận lợi từ du lịch như lâu nay. Giải pháp duy nhất cho Maldives là phải lựa chọn đúng nhất giữa “anh em xa là Trung Quốc” và “láng giềng gần là Ấn Độ”. Bài học cốt lõi ở đây là phải dùng chính trị để phát triển du lịch và đồng thời phải dùng du lịch làm chính trị.
Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của nhân dân ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân, các công ty du lịch đã tận dụng chất liệu văn hóa của dân tộc để khai thác, phát triển du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch, lấy nguồn vốn từ việc khai thác các giá trị văn hóa bản địa để tạo ra các sản phẩm du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của du khách. Du lịch văn hóa không chỉ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho quốc gia, mà còn góp phần to lớn trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) là một trong những trung tâm du lịch của cả nước, bởi nơi đây có vốn văn hóa phong phú, đa dạng, có tiềm năng, tiềm lực rất lớn để phát triển du lịch văn hóa, góp phần phát triển đất nước. Hiện nay, phát triển “du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xóa đói, giảm nghèo quốc gia, do đó, đây phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam”1. Như vậy, vốn văn hóa chính là đòn bẩy thu hút du khách và phát huy vốn văn hóa là phát huy năng lực cạnh tranh của thành phố Hồ Chí Minh đối với các địa phương khác trong phát triển du lịch văn hóa. Hay nói cách khác, vốn văn hóa là vừa hạt nhân thu hút, hấp dẫn du khách vừa là nguồn lực, là sức mạnh để phát triển du lịch văn hóa.
1. Vốn văn hóa để phát triển du lịch văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về vốn văn hóa, tuy nhiên có thể hiểu khái quát như sau: Vốn văn hóa là các giá trị văn hóa (vật thể và phi vật thể) của cộng đồng, dân tộc, có khả năng luân chuyển mang lại lợi ích kinh tế hoặc đáp ứng nhu cầu tinh thần cho con người. Nói đến vốn văn hóa là nói đến các giá trị văn hóa của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc - những giá trị văn hóa được trao truyền, lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác sẽ trở thành vốn văn hóa. Bên cạnh đó, vốn văn hóa phải có năng luân chuyển tạo ra các giá trị mới, mang lại lợi ích cho kinh tế, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Tất nhiên, vốn văn hóa không phải là cái “bất biến”, mà trước sự “vạn biến” của tự nhiên, xã hội và thời đại, vốn văn hóa cũng có thể là cái “khả biến” để cộng đồng, dân tộc thích nghi và tiếp tục tồn tại, phát triển trong môi trường mới, bối cảnh mới.
Trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, văn hóa ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững đất nước. Trong đó, phát huy vốn văn hóa để phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ quan trọng trong điều kiện mới. Du lịch văn hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa ngày càng mạnh mẽ của người dân, du khách. Thông qua du lịch văn hóa sẽ góp phần khai thác, phát huy tối đa nguồn vốn văn hóa bản địa, góp phần bảo tồn, phát huy, quảng bá văn hóa của quốc gia, dân tộc, mang lại lợi ích cho kinh tế, xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, bởi vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, là đầu tàu kinh tế của cả nước, nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng. Đặc biệt, sự hòa quyện giữa văn hóa truyền thống dân tộc với văn hóa hiện đại của phương Tây đã tạo nên “chất” riêng, đặc trưng cho Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Thành phố còn có tài nguyên văn hóa (vật thể, phi vật thể) vô cùng phong phú và đa dạng, góp phần làm giàu nguồn vốn văn hóa nơi đây. Trên cơ sở đó, có thể khái quát những cái “vốn có” của Thành phố Hồ Chí Minh là: văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, chủ thể văn hóa - con người đã góp phần không nhỏ vào phát triển du lịch văn hóa.
Về văn hóa vật thể (tiêu biểu là các di tích lịch sử, văn hóa): Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 185 di tích lịch sử, văn hóa. Trong đó, có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 58 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia và 125 di tích cấp thành phố. Từ năm 2020 đến nay, Thành phố đã xếp hạng nhiều di tích: trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 1), đình Linh Đông, đình Thái Bình (thành phố Thủ Đức), đình Bình Trị Đông (quận Bình Tân), đình An Hội, miếu Sa Tân (quận Gò Vấp), Khu tưởng niệm bộ đội An Điền và Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hy sinh tại vùng Bưng Láng Sấu (huyện Bình Chánh) và chùa Từ Quang (huyện Hóc Môn). Hiện nay, Sở Văn hóa - Thể thao Thành phố và các đơn vị liên quan hoàn chỉnh hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích cho các công trình như: Trụ sở Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 1, chợ Bến Thành, chợ Tân Định (Quận 1), chùa Chantarangsay (Quận 3) và phối hợp Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trình tổ chức UNESCO ghi vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới2.
Về văn hóa phi vật thể (các làng nghề truyền thống, lễ hội, tín ngưỡng, ẩm thực...): Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 2 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh (hát ca trù, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ) và 3 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ, Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở quận 5 và Lễ hội Khai hạ - cầu an tại Lăng Ông Tả quân Lê Văn Duyệt quận Bình Thạnh)3.
Bên cạnh đó, Thành phố còn có khoảng 20 làng nghề truyền thống, trong đó nhiều làng nghề đã được đưa vào phục vụ du lịch, thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan, tìm hiểu, học hỏi như làng nghề: mành trúc Tân Thông Hội, chằm nón Tằm Lanh, bánh tráng Phú Hòa Đông, đan bồ An Nhơn Tây, chiếu Nam Đa Phước, dệt Bảy Hiền, lồng đèn Phú Bình4...; nhiều lễ hội văn hóa dân gian, lễ hội tâm linh, tín ngưỡng của các tôn giáo như: lễ hội Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo... Lễ hội gắn với phong tục, tạp quán của các cộng đồng dân tộc như: Hoa, Chăm, Khmer, Tày... Thành phố Hồ Chí Minh còn là nơi tập hợp nhiều hệ thống tín ngưỡng như: tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu...
Là nơi quy tụ các nền văn hóa của người kinh từ Bắc vào, người Hoa từ Trung Quốc đến, các cộng đồng, dân tộc thiểu số bản địa, cùng với sự giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới và khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có nền ẩm thực phong phú với nhiều món ăn ngon: cơm tấm, bánh mì, phá lấu, hủ tiếu, sủi cảo... Những món ăn này đã làm nên “tên tuổi” - thương hiệu cho nền ẩm thực Sài thành như: cơm tấm Sài Gòn, bánh mì Sài Gòn... Du khách đến đây không thể bỏ qua những món ăn hấp dẫn, “trứ danh” này.
Lối sống, tính cách của người Sài Gòn - chủ thể văn hóa thể hiện qua hơi thở văn hóa của từng tộc người bản địa, sự hòa quyện, giao thoa giữa các nền văn hóa: truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, miền Nam và miền Bắc của Việt Nam. Từ đó, “thiên thời”, “địa lợi” sẽ tạo nên “nhân hòa”, tạo nên nét tính cách đặc trưng của con người Sài Gòn: hào hiệp, phóng khoáng, hiếu khách, thực tế...5. Yếu tố này là yếu tố then cốt tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng du khách và thu hút khách du lịch.
Với vốn văn hóa vô cùng giàu có, trên 385 tài nguyên du lịch, 97,9% được xếp vào tài nguyên du lịch văn hóa, trong đó, Thành phố đang sở hữu đa dạng hơn 200 tài nguyên văn hóa vật thể và hơn 100 tài nguyên nhân tạo, hệ thống bảo tàng, di tích cách mạng... với nhiều điểm đến hấp dẫn khách du lịch6. Vì vậy, trong thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành công to lớn trong phát triển du lịch văn hóa nói riêng, du lịch nói chung. Sau đại dịch Covid - 19, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã lấy lại “phong độ” của một trong những trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến thành phố đã đạt gần 250.000 lượt, mặc dù chưa vào mùa cao điểm. Khách quốc tế đến thành phố chủ yếu là Hàn Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, Mỹ, Úc... Bên cạnh đó, lượt khách nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ được đà tăng trưởng mạnh, hơn 16,415 triệu lượt khách. Tổng thu du lịch 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 80.833 tỉ đồng, đạt 50,5% so với kế hoạch năm 2023. Đây cũng là doanh thu du lịch cao nhất mà một địa phương đạt được7. Yếu tố quyết định thành công của du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh là khai thác, phát huy vốn văn hóa bản địa vào hoạt động kinh doanh du lịch. Du lịch góp phần thúc đẩy quá trình tiếp xúc, giao lưu các giá trị văn hóa qua dòng khách du lịch nội địa và quốc tế với cư dân Sài Gòn. Từ đó, tiếp tục làm cho du lịch phát triển, đồng thời quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa sâu rộng trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho Thành phố và cả nước.
Tuy nhiên, vấn đề khai thác, phát huy vốn văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế. Các di sản văn hóa vật thể ở Thành phố ngày càng xuống cấp trầm trọng, trong nhiều năm qua chưa được tu bổ, phục hồi: đình Tân Quy Đông (Quận 7), đình Tân Hội (Quận 12), đình Tân Túc, đình Phú Lạc (huyện Bình Chánh), đình Linh Đông (thành phố Thủ Đức)..., từ đó ảnh hưởng đến việc phát huy giá trị đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn về nguồn kinh phí, thủ tục, quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công… ; chưa có chính sách, cơ chế riêng tạo thuận lợi đối với việc tu bổ, tôn tạo di tích bằng nguồn vốn xã hội hóa8.
Bên cạnh đó, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể còn nhiều bất cập. Nhiều di tích có tiềm năng văn hóa rất lớn như: Khu lăng mộ Trương Vĩnh Ký (Quận 5), hệ thống các nhà thờ họ, bảo tàng/nhà truyền thống tư nhân, trường học, doanh nghiệp, hệ thống cây xanh, cây cổ thụ xếp hạng cây Di sản Việt Nam..., song vẫn chưa được kiểm kê, xếp hạng. Việc lập hồ sơ chưa quy định rõ vai trò của cộng đồng trong việc tham gia bảo tồn, phát huy giá trị, trong khi cộng đồng chủ thể nắm giữ di sản đóng vai trò quan trọng9. Mặt khác, giới trẻ hiện nay không thích còn yêu thích, đam mê với những nét văn hóa truyền thống của dân tộc như: đờn ca tài tử, ca trù, nghi thức trong các lễ hội, tín ngưỡng... Điều này khiến một số di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một; tính sáng tạo, lan tỏa của di sản trong cộng đồng bị hạn chế.
Đồng thời, do tác động tiêu cực của nền kinh thế thị trường và quá trình toàn cầu hóa,một bộ phận người dân có biểu hiện phai nhạt dần những giá trị chân quý vốn có trong tính cách, lối sống.
Những hạn chế, yếu kém trong việc khai thác, phát huy vốn văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm suy giảm sức hấp dẫn của văn hóa bản địa, từ đó có thể làm cho loại hình du lịch văn hóa ở Thành phố kém phát triển, giảm lượng du khách đến tham quan, du lịch, đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy khác.
3. Một số giải pháp phát huy vốn văn hóa để phát triển du lịch văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Thứ nhất, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển du lịch, vừa khai thác và phát huy triệt để vốn văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh. Tức là phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và giữ vững tính cách đặc trưng của người Sài Gòn. Hai nhiệm vụ đó phải thực hiện song song, không nhiệm vụ nào trước, không nhiệm vụ nào sau. Ngoài ra, cần xây dựng một chiến lược sử dụng các tài nguyên môi trường, xác định môi trường tự nhiên và cảnh quan sinh thái, đây cũng là điều kiện thiết yếu trong phát triển du nói chung, du lịch văn hóa nói riêng. Tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhấn mạnh: “Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên…”10. Như vậy, sẽ mang lại sự cuốn hút cho du khách, thúc đẩy du lịch văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh phát triển.
Thứ hai, thường xuyên trùng tu, tôn tạo các di sản văn hóa vật thể. Cần bổ sung và sửa đổi Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch; bổ sung các điều, khoản về vai trò của cộng đồng đối với bảo tồn di sản; vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong phát triển du lịch. Nêu rõ các điều, khoản về sự hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch văn hóa. Xây dựng chính sách về công tác trùng tu, tôn tạo di tích, về bảo tồn di sản một cách linh hoạt, hiệu quả. Xây dựng chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích, trong đó quy định về quyền lợi và trách nhiệm của người đóng góp vốn trùng tu tôn tạo, quyền lợi và trách nhiệm của chính quyền địa phương quản lý di tích. Xây dựng các quy định về quản lý các loại quỹ minh bạch, công khai, khoa học và hiệu quả. Đồng thời, cần huy động các mạnh thường quân, công ty, doanh nghiệp hỗ trợ, rót vốn, đầu tư kinh phí vào tu sửa, tôn tạo các di sản văn hóa vật thể của Thành phố. Hơn nữa, cần quan tâm, đưa các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa vào Danh mục kiểm kê, xếp hạng di tích, tận dụng, khai thác tối đa các vốn văn hóa vật thể để phát triển du lịch văn hóa.
Thứ ba, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Trước hết, cần khơi dậy niềm đam mê, sự yêu thích được học hỏi, tìm hiểu, thực hành các di sản văn hóa vật thể của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Sau đó, truyền dạy vốn quý văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các di sản của những đồng bào dân tộc thiểu số ở Thành phố Hồ Chí Minh. Với tính chất là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì vậy, việc trao truyền thông qua hình thức truyền dạy được coi là giải pháp tiên quyết và quan trọng, nhất là trong bối cảnh nhiều di sản đang đứng trước những tác động tiêu cực của thời đại và sự xâm nhập ồ ạt của các làn sóng văn hóa trên thế giới.
Bên cạnh đó, cần tôn vinh các nghệ nhân nhằm ghi nhận công lao của họ, đồng thời để khuyến khích các nghệ nhân gìn giữ, phát huy di sản. Bởi nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể là những người hiểu rõ và thực hành thành thạo các nghi lễ, diễn xướng dân gian, họ cũng là những người “giữ lửa”, truyền dạy, bảo tồn những tinh hoa, bản sắc văn hóa của dân tộc. Đồng thời, phải có cơ chế chính sách, hỗ trợ kinh phí, tài chính không những cho các nghệ nhân truyền dạy, mà còn cho những người học tập, thực hành các di sản văn hóa phi vật thể, góp phần khơi dậy hơn niềm đam mê, sự nhiệt huyết trong công tác bảo tồn, phát huy các di sản. Ngoài ra, có thể đưa di sản văn hóa phi vật thể vào giảng dạy trong nhà trường, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng...
Thứ tư, phát huy nét đẹp văn hóa của người Sài Gòn. Với tư cách là chủ thể văn hóa - nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội, việc hoàn thiện, phát huy những giá trị trong tính cách người Sài Gòn là chìa khóa để phát triển du lịch văn hóa. Phát huy những nét tính cách đẹp đẽ của con người Sài Gòn sẽ gây thiện cảm, tạo ấn tượng mạnh trong lòng du khách, thu hút du khách quay lại với Sài Gòn và góp phần làm cho xã hội phát triển, văn minh hơn. Để làm được điều đó, ngoài cần có sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, cần tận dụng cơ cấu của công nghiệp văn hóa, các sản phẩm văn hóa và các nền tảng mạng xã hội, internet để lan tỏa những hình ảnh, nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của người Sài Gòn.
Hiện nay, du lịch, du lịch văn hóa được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Khai thác, phát huy vốn văn hóa không chỉ vì mục tiêu phát triển du lịch, lợi ích kinh tế mà còn giữ gìn, quảng bá giá trị văn hóa, con người Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Vì vậy, để phát triển du lịch văn hóa, cần chú trọng khai thác, phát huy vốn văn hóa bằng các biện pháp hiệu quả: vừa phát triển du lịch, vừa khai thác và phát huy triệt để vốn văn hóa; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; giữ gìn nét đẹp nhân cách người Sài Gòn. Bên cạnh đó, cần xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính chất đặc thù, hấp dẫn, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố và từng đối tượng du khách.
1. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội: Du lịch văn hóa: Xu thế mới của Việt Nam?, http://sovhtt.hanoi.gov.vn/du-lich-van-hoa-xu-the-moi-cua-viet-nam/#:~:text=%22Du%20l%E1%BB%8Bch%20v%C4%83n%20h%C3%B3a%20l%C3%A0,C%E1%BB%A5c%20Du%20l%E1%BB%8Bch%20ph%C3%A1t%20bi%E1%BB%83u.
2, 3, 8, 9. Hoài Nam: Bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh, https://ttbc-hcm.gov.vn/bao-ve-va-phat-huy-gia-tri-di-tich-lich-su-van-hoa-tai-tphcm-31038.html.
4. Anh Dũng - Mạnh Linh: Thành phố Hồ Chí Minh giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống, Báo ảnh Dân tộc và Miền núi, https://dantocmiennui.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-giu-gin-va-phat-trien-cac-lang-nghe-truyen-thong/296433.html.
5. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 6: Giáo dục địa phương 7 - Chủ đề 3: Đặc trưng phong cách con người ở Thành phố Hồ Chí Minh, https://thcsphudinh.hcm.edu.vn/giao-duc-dia-phuong-7/giao-duc-dia-phuong-7-chu-de-3-dac-trung-phong-cach-con-nguoi-o-thanh-pho-hoch/ctmb/100466/596698#:~:text=Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20d%C3%A2n%20Th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20H%E1%BB%93,hay%20nh%E1%BB%AFng%20l%C3%BAc%20gian%20kh%C3%B3.
6. Trần Hoàng: Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch văn hóa, Trang điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-day-manh-phat-trien-cac-loai-hinh-du-lich-van-hoa-1491861247.
7. Hoài Thanh: Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/kinh-te/tp-ho-chi-minh-dan-dau-ve-doanh-thu-du-lich-6-thang-dau-nam-641045.html.
10. Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.