Dinh Độc Lập ở đâu Sài Gòn? Vì sao nơi đây là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá vẻ đẹp Sài Gòn? Cùng Saco Travel tìm hiểu lịch sử, giá trị, văn hóa về địa điểm nổi tiếng này nhé.
Dinh Độc Lập ở đâu Sài Gòn? Vì sao nơi đây là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá vẻ đẹp Sài Gòn? Cùng Saco Travel tìm hiểu lịch sử, giá trị, văn hóa về địa điểm nổi tiếng này nhé.
Dinh Độc Lập được coi là một trong những biểu tượng vĩnh cửu của thành phố, là niềm tự hào của người dân Việt Nam.
Nơi đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo nổi tiếng nhất ở Sài Gòn, mà còn là biểu tượng đặc biệt đã tồn tại hơn 150 năm. Công trình này được bắt đầu xây dựng vào năm 1868 bởi ông La Grandière, viên Thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam, và hoàn thành vào năm 1871.
Ngoài tên gọi chính thức là Dinh Độc Lập, công trình lịch sử này còn có nhiều tên gọi khác nhau. Trong thời kỳ thuộc địa Pháp, nó được gọi là Dinh Norodom, còn trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, nó có tên gọi là Dinh Tổng thống hay Phủ đầu rồng. Hiện nay, Hội trường Thống Nhất là đơn vị quản lý Dinh Độc Lập, và tên gọi Dinh Thống Nhất là sự kết hợp giữa tên gọi cũ và hội trường này.
Dinh Độc Lập thời xa xưa. (Nguồn: Sưu tầm)
Dinh Độc Lập, còn được gọi là The Independence Palace trong tiếng Anh, là trụ sở chính của chính phủ trong thời kỳ chiến tranh. Nơi đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Ngày nay, Dinh Độc Lập đã trở thành một biểu tượng văn hóa không thể thiếu khi du lịch đến Sài Gòn. Không ai có thể bỏ qua điểm đến này khi đặt chân đến thành phố náo nhiệt này.
Tổng hợp những điểm khiến dân và cả du khách nước ngoài phải trầm trồ ngạc nhiên khi tìm hiểu về DĐL chính là kiến trúc vô cùng đặc sắc của nơi đây…
Trên diện tích 4.500m2, sừng sững giữa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Dinh Độc Lập hiện lên như một biểu tượng lịch sử và kiến trúc độc đáo. Tòa dinh thự uy nghi này sở hữu diện tích sử dụng lên đến 20.000m2, bao gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 2 tầng hầm, cùng một sân thượng kiêm sân bay trực thăng.
Dưới bàn tay tài hoa của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Dinh là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và Á Đông, đặc biệt là kiến trúc truyền thống Việt Nam. Bố cục tổng thể và mặt bằng tòa nhà được sắp đặt theo triết học phương Đông một cách tinh tế, thể hiện qua chiết tự chữ Hán, gửi gắm những điều tốt đẹp cho dân tộc:
Dinh Độc Lập Chữ Khẩu. (Nguồn: Sưu tầm)
Dinh Độc Lập Cột cờ. (Nguồn: Sưu tầm)
Dinh Độc Lập Ba mái hiên. (Nguồn: Sưu tầm)
Dinh Độc Lập Chữ Vương và chữ Chủ. (Nguồn: Sưu tầm)
(Stxdd.thanhuytphcm.vn) Chiến thắng ngày 30/4/1975 vĩ đại có thể sánh với các chiến thắng Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa của ông cha xưa, là thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta hàng trăm năm chống ách thống trị dã man của thực dân, phát xít và những quân đội xâm lược hung hãn của chúng. Trong chúng ta, hẳn nhiều người còn nhớ thời khắc thiêng liêng khi lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được cắm lên trên sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền, báo tin vui Sài Gòn đã về tay nhân dân. Thời khắc thiêng liêng bao năm trông chờ, niềm vui hòa lẫn nước mắt trào dâng trưa ngày 30/4/1975.
Lịch sử và dòng chảy liên tục với những cột mốc bằng vàng. Từ khi có Đảng Cộng sản ra đời lãnh đạo, là Cách mạng tháng Tám năm 1945, Điện Biên Phủ năm 1954, Tết Mậu Thân năm 1968. Chiến thắng 30/4/1975 cũng là một cột mốc bằng vàng đánh dấu thắng lợi trọn vẹn, mở ra trang sử mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Khi chúng ta đã giành được độc lập dân tộc, nhưng các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu chống phá Việt Nam. Chúng triển khai chiến lược “diễn biến hòa bình” với nhiều thủ đoạn phá hoại, bạo động trắng trợn. Cũng không ít lần chúng kéo quân tràn qua biên giới xâm lược nước ta và chỉ chịu rút quân về sau khi bị trừng trị đích đáng. Vì vậy, bảo vệ nền độc lập dân tộc luôn là nhiệm vụ thiêng liêng của chúng ta, không cho phép chúng ta được một phút giây lơ là, mất cảnh giác.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ chiến lược của nhân dân ta trong thời kỳ mới. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói một cách giản đơn để mọi người dễ hiểu, xây dựng chủ nghĩa xã hội là làm cho nhân dân ta ai cũng có cơm no áo ấm, ai cũng được tự do, có hạnh phúc và đó cũng là mục tiêu Đảng ta đã đề ra: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Do đó, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc cách mạng có tính chất tất yếu, là con đường duy nhất đúng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn cho nhân dân ta.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa chưa có tiền lệ nên Đảng ta không tránh khỏi vất váp, sai lầm trong thời kỳ đầu. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, công cuộc đổi mới bắt đầu, từng bước làm thay đổi bộ mặt đất nước ta.
Xuất phát từ nền kinh tế lạc hậu với nhiều hậu quả của chiến tranh để lại, đến nay nước ta đã trở thành một nước đang phát triển, mức sống không ngừng được nâng cao, là một trong số nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, có quan hệ ngoại giao và quan hệ thương mại với hầu hết các nước. 35 năm đổi mới toàn diện (1986 – 2021), nước ta đã đạt được những thành quả to lớn và vững chắc, như Đại hội Đảng lần thứ XIII năm 2021 nhận định: “Chưa bao giờ đất nước ta có tiền đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Thật đáng tự hào!
Kỷ niệm 46 năm chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 là dịp để chúng ta ôn lại những chặng đường vẻ vang của lịch sử dân tộc và những truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta đã hun đúc nên trong quá trình dựng nước, giữ nước. Chúng ta không quên mọi thắng lợi của cách mạng đều gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng Cộng sản quan vinh. Trên chặng đường dài dân tộc đang đi, Đảng không những dẫn đường chỉ hướng mà còn vạch ra những mục tiêu cụ thể để toàn Đảng, toàn dân phấn đấu đạt được. Đảng cũng nêu rõ những khó khăn thách thức mà chúng ta cần vượt qua bằng niềm tin, khát vọng một đất nước hùng cường trong tương lai gần, bằng ý chí kiên cường và tinh thần lao động sáng tạo của một dân tộc anh hùng, thông minh, cần cù.
Mừng đại thắng mùa xuân năm 1975, chúng ta cùng đều bước tiến lên, tích cực quán triệt và biến Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII thành hiện thực sinh động.
Nằm tại vị trí đắc địa của thành phố, nơi mà dễ dàng tìm thấy, Dinh Độc Lập là điểm đến lý tưởng cho bạn. Bạn có thể đến đây bằng cách sử dụng phương tiện cá nhân hoặc công cộng.Nếu bạn di chuyển bằng ô tô hay xe máy, bạn có thể để xe ở phía đường Huyền Trân Công Chúa hoặc công viên Tao Đàn trên đường Trương Định.
Còn nếu bạn muốn sử dụng xe buýt, hãy tham khảo các tuyến đi qua Dinh Độc Lập sau đây:
Vé tham quan Dinh Độc Lập & “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966”
Lưu ý: Di tích lịch sử Dinh Độc Lập sẽ mở cửa phục vụ khách tham quan tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật và Lễ, Tết (trừ các trường hợp đặc biệt)
Vào năm 1867, sau khi Pháp chiếm đóng Nam Kỳ Lục Tỉnh, họ đã quyết định xây dựng một Dinh thự mới trên đại lộ Norodom (hiện tại là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) tại Sài Gòn để làm nơi cư ngụ cho Thống đốc Nam Kỳ La Grandière. Đây là sự thay thế cho Dinh cũ được xây dựng từ gỗ ở cuối đường Catinat (hiện tại là đường Đồng Khởi) vào năm 1863.Vào tháng 2 năm 1868, Thống đốc La Grandière đã tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ theo kế hoạch của kiến trúc sư Achille Antoine Hermite. Công trình này đã hoàn thành vào năm 1871 và được đặt tên là Dinh Norodom, theo tên của vị vua Campuchia đương triều.
Vào tháng 3 năm 1945, Nhật Bản đã lật đổ chính quyền Pháp và chiếm đóng Đông Dương, khiến Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật tại Việt Nam.
Sau đó, vào tháng 9 cùng năm, khi Nhật Bản thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Dinh Norodom đã trở lại dưới sự quản lý của chính quyền Pháp.
Vào tháng 5 năm 1954, Pháp ký kết Hiệp định Genève và rút khỏi Việt Nam, dẫn đến việc đất nước bị chia thành hai miền. Dinh Norodom được chính phủ Pháp bàn giao lại cho chính quyền Sài Gòn, do Thủ tướng Ngô Đình Diệm đứng đầu.
Cuối cùng, vào tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và thành lập chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, với ông là Tổng thống. Dinh Norodom cũng đã chính thức được đổi tên thành Dinh Độc Lập.
Vào tháng 2 năm 1962, sau khi phi công quân đội Việt Nam Cộng Hòa tiến hành cuộc đảo chính, dinh Độc Lập đã bị tấn công và phần cánh trái của tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn, không thể khôi phục lại được.Trong tháng 7 cùng năm, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã quyết định phá bỏ hoàn toàn và xây dựng một Dinh thự mới trên nền đất cũ theo thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Nhưng vào tháng 11 năm 1963, khi công trình đang trong quá trình xây dựng, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị ám sát.
Sau đó, vào tháng 10 năm 1966, Dinh Độc Lập mới được hoàn thành và người chủ trì cũng như tiếp quản tòa nhà này là Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo quốc gia Nguyễn Văn Thiệu.
Từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 4 năm 1975, Dinh Độc Lập đã trở thành nơi ở và làm việc của Tổng thống thứ hai của Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thiệu.
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất vào tháng 4 năm 1975, Dinh Độc Lập đã trở thành một di tích lịch sử và văn hóa quan trọng, cũng như là một điểm đến du lịch không thể bỏ qua khi đến thành phố Hồ Chí Minh.
Cổng chính Dinh Độc Lập thời xa xưa. (Nguồn: Báo công An nhân dân)