Trung Tâm Phát Triển Du Lịch Tỉnh Đồng Tháp

Trung Tâm Phát Triển Du Lịch Tỉnh Đồng Tháp

Trạng thái mở thầu Tất cả Hoàn thành mở thầu Hoàn thành mở hồ sơ kỹ thuật Hoàn thành đánh giá hồ sơ dự thầu Hoàn thành mở hồ sơ tài chính Hủy thầu

Trạng thái mở thầu Tất cả Hoàn thành mở thầu Hoàn thành mở hồ sơ kỹ thuật Hoàn thành đánh giá hồ sơ dự thầu Hoàn thành mở hồ sơ tài chính Hủy thầu

Phát triển du lịch góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp

Cập nhật ngày: 23/01/2024 05:21:55

ĐTO - Định vị hình ảnh địa phương gắn với 6 trụ cột trọng tâm phát triển của tỉnh là chính quyền, du lịch, nông nghiệp, cơ hội đầu tư, cộng đồng dân cư và cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp nhất quán, xây dựng thương hiệu Đồng Tháp với định vị rõ ràng, hấp dẫn và độc đáo dựa trên những điều kiện kinh tế đặc thù, lợi thế, giá trị văn hóa, lịch sử, con người và tài nguyên thiên nhiên khác biệt.

Phấn đấu đến năm 2027, hoàn thành xây dựng hệ thống chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, trong đó có sản phẩm “Quýt hồng Lai Vung”

Phê duyệt Đề án phát triển du lịch góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh xác định, đến năm 2025, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống nhận diện thương hiệu giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh, có biểu tượng, thông điệp quảng bá, biểu ngữ hình ảnh đại diện cho toàn hệ thống chính trị, biểu ngữ cổ động tuyên truyền trên toàn địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2027, hoàn thành xây dựng hệ thống chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh như: “Sen Tháp Mười”, “Xoài Cao Lãnh”, “Cá tra Hồng Ngự”, “Hoa Sa Đéc”, “Quýt hồng Lai Vung”, “Nhãn Châu Thành”... từ đó xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản tỉnh và có cơ sở xúc tiến, quảng bá ra thị trường thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Đồng Tháp trở thành điểm đến có thương hiệu mạnh của cả 6 trụ cột trọng tâm phát triển, có sức cạnh tranh lớn trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển 4 không gian du lịch, gồm: Không gian du lịch Đất Sen Hồng, lấy vùng trung tâm TP Cao Lãnh làm động lực phát triển các hoạt động du lịch, văn hóa, kinh tế. Không gian du lịch Sắc màu vùng biên (gồm TP Hồng Ngự và 2 huyện Hồng Ngự, Tân Hồng), trọng tâm phát triển du lịch tại TP Hồng Ngự với các loại hình: du lịch chính quyền, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực, du lịch MICE. Không gian du lịch thủ phủ hoa (gồm TP Sa Đéc và các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành), lấy TP Sa Đéc làm trọng tâm kết nối trong phát triển du lịch nông nghiệp (du lịch miệt vườn, du lịch làng nghề), du lịch chính quyền, du lịch sinh thái tại TP Sa Đéc và du lịch nông nghiệp, du lịch ẩm thực tại các huyện: Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Không gian du lịch Sen Tháp Mười (gồm các huyện: Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười) được xem là thủ phủ sinh thái - nông nghiệp cùng vùng dự trữ tự nhiên Đồng Tháp Mười sẽ tập trung phát triển du lịch sinh thái gắn với Vườn Quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch Gáo Giồng, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh gắn với Khu di tích Gò Tháp, Khu di tích Xẻo Quít... Gắn với 13 loại hình du lịch theo thứ tự ưu tiên như: du lịch chính quyền, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch sông nước, du lịch cộng đồng, du lịch đêm, du lịch MICE, du lịch ẩm thực, du lịch tâm linh, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch mua sắm và du lịch biên mậu.

Tỉnh Đồng Tháp cũng xác định 7 bộ sản phẩm du lịch nông nghiệp là “Tui làm nông dân xứ Sen hồng”, “Kể chuyện nhà nông”, “Làng hoa Sa Đéc - Hương sắc trăm năm”, “Tháp Mười - Vương quốc sen hồng”, “Cao Lãnh - Xứ sở xoài”, “Lai Vung - Thế giới quýt hồng”, “Hồng Ngự - Thủ phủ cá tra”; 4 sản phẩm du lịch sinh thái là “Sân chim Đồng Tháp”, “Chèo thuyền và khám phá hệ sinh thái ngập nước”, “Du lịch sinh thái kết hợp nghiên cứu chuyên đề”, “Câu cá dã ngoại”; 4 sản phẩm du lịch văn hóa: trải nghiệm văn hóa Óc Eo tại Khu di tích Gò Tháp, “Khám phá Vương quốc Phù Nam về đêm”, trải nghiệm văn hóa Làng Hòa An kết hợp y học cổ truyền, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc và trải nghiệm tham quan văn hóa tại các di tích lịch sử, văn hóa khác (đình làng, nhà cổ); 4 sản phẩm du lịch tâm linh: Khu di tích Gò Tháp, Khu du tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Khu du lịch văn hóa Phương Nam và một số điểm di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật khác.

Song song đó, tỉnh tập trung phát triển các loại hình về du lịch chính quyền, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch sông nước, du lịch “Trải nghiệm cuộc sống vượt thời gian”, Phố đi bộ và chợ đêm; dù lượn, tàu lướt, khinh khí cầu trên đồng cỏ; cắm trại cao cấp, đu dây... Đồng thời phát triển 3 tuyến du lịch nội vùng, 6 tuyến du lịch liên vùng và 2 tuyến du lịch quốc tế, gồm có tuyến đường bộ Đồng Tháp - Cửa khẩu Dinh Bà/Cửa khẩu Thường Phước - tỉnh PrâyVeng (Vương quốc Campuchia) và tuyến đường thủy TP Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Sa Đéc - Làng bè Bình Thạnh - Cồn Long Khánh - Cồn Chính Sách (tỉnh Đồng Tháp) - tỉnh An Giang - Vương quốc Campuchia.

Đối với thị trường khách du lịch quốc tế, duy trì và thúc đẩy tăng trưởng các thị trường truyền thống như: Nhật, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Pháp, Anh... Đối với thị trường khách du lịch nội địa, duy trì các thị trường truyền thống gần từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh nội vùng, các tỉnh Đông Nam Bộ... Tập trung đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc trưng, phát triển cơ sở vật chất, dịch vụ đồng bộ cả về chất lượng và số lượng. Định hướng phát triển nguồn nhân lực, nhất là các chương trình đào tạo tại chỗ, đào tạo lại, kết hợp tập huấn đào tạo ngắn hạn. Phát triển các lễ hội Festival Hoa - Kiểng, Lễ hội Sen, Lễ hội Gò Tháp, Lễ hội Xoài, Lễ hội Cá tra... Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, nhất là các thị trường trọng điểm; đẩy mạnh ứng dụng tiếp thị trực tuyến trong xúc tiến du lịch, tăng cường hoạt động du lịch thông minh; nghiên cứu xây dựng các sàn giao dịch trực tuyến, tổ chức các sự kiện, lễ hội đặc trưng, đăng cai các diễn đàn, hội nghị... để tạo tính lan tỏa mạnh mẽ, thu hút khách du lịch và nhà đầu tư đến với Đồng Tháp.

Tận dụng lợi thế về thiên nhiên, môi trường, tỉnh Đồng Tháp tập trung phát triển du lịch xanh, định vị thương hiệu Đất sen hồng

Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch

Tính đến 11 tháng của năm 2024, Đồng Tháp đón 4,1 triệu lượt khách, đạt 100,47% kế hoạch năm; tổng doanh thu du lịch là 2.020 tỷ đồng, đạt 100,02% kế hoạch năm. Tổng lượng khách quốc tế ước thực hiện 11 tháng của năm 2024 khoảng 36.500 lượt (tăng gấp 3 lần so với năm 2023). Hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch du lịch năm 2024 trước 1 tháng.

Tỉnh tập trung phát triển hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, kết nối tour tuyến. Hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương xây dựng, hoàn chỉnh một số mô hình, điểm du lịch mới đưa vào hoạt động và dự kiến đưa vào hoạt động như điểm tham quan du lịch Tiên Sen (huyện Thanh Bình), du lịch sinh thái Hoàng Sơn (huyện Châu Thành); hỗ trợ hình thành và phát triển các mô hình du lịch mới như mô hình chợ quê Tràm Chim (huyện Tam Nông), chợ phiên làng nghề dệt choàng (huyện Hồng Ngự).

Khu du lịch Tràm Chim đứng thứ 06 trong bảng công bố Top 50 điểm đến du lịch hấp dẫn của TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL (Ảnh tư liệu từ cuộc thi sáng tác ảnh đẹp du lịch Đồng Tháp)

Triển khai đến các địa phương, khu, điểm du lịch hoạt động bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024. Trung tâm Xúc tiến thương mại và du lịch cùng với các địa phương trong tỉnh phối hợp đề xuất ứng viên tham gia Giải thưởng ASEAN 2025. Tiếp tục giới thiệu và quảng bá các tour tham quan trải nghiệm trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh tổ chức giới thiệu và chào bán các tour du lịch của tỉnh, góp phần quảng bá và nâng cao hình ảnh du lịch của Đồng Tháp.

Về công tác liên kết, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu, hình ảnh địa phương, ngành du lịch phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư để tổ chức trưng bày tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao thực thi pháp luật về du lịch ĐBSCL” tại TP. Cần Thơ. Qua sự kiện đã tạo sự liên kết, lan tỏa giữa tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh ĐBSCL theo hướng bền vững, cùng phát triển.

Đề xuất tỉnh chuẩn bị tham gia Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của Cao Bằng năm 2024, đề xuất tham gia gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá du lịch các địa phương trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch Bình Thuận 2024 và gian hàng du lịch Việt Nam tại Hội chợ CITM 2024…

Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan, thực hiện công tác truyền thông quảng bá và thiết kế chương trình kích cầu du lịch năm 2024 với các nội dung mới, các gói sản phẩm có chất lượng dịch vụ tốt, xây dựng phát triển thêm các chương trình du lịch an toàn, thân thiện. Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch đến với Đồng Tháp.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tiếp tục được tỉnh thực hiện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đầu năm đến nay, ngành du lịch Đồng Tháp đã tổ chức 6 lớp tập huấn gồm: lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm đến trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; lớp tập huấn kỹ thuật chế biến các món ăn từ sen; lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng trong hoạt động du lịch và lớp tập huấn kiến thức xây dựng sản phẩm, thương hiệu điểm đến cho các khu, điểm, mô hình du lịch nông nghiệp, cộng đồng; Lớp tập huấn phát huy giá trị cộng đồng trong hoạt động khai thác và phát triển du lịch tại tỉnh Đồng Tháp; Lớp nghiệp vụ Lễ Tân.

Phối hợp Trường cao đẳng Du lịch Sài Gòn chiêu sinh lớp tập huấn nghiệp vụ lễ tân và nghiệp vụ buồng, nhằm nâng cao kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho quản lý và nhân viên các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh…

Phát triển du lịch xanh và bền vững đang là xu hướng trên toàn cầu. Đối với một khu vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu như ĐBSCL thì đây vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ. Hòa nhịp chung với xu hướng của thế giới, thời gian qua, một số tỉnh ĐBSCL đã có nhiều cách làm sáng tạo trong phát triển du lịch xanh.

Tại Đồng Tháp, nhiều khu, điểm du lịch đang hướng đến xây dựng mô hình du lịch xanh, bền vững. Các đơn vị chủ động áp dụng những giải pháp như: sử dụng năng lượng tái tạo, nói không với rác thải nhựa, sử dụng các loại thực phẩm hữu cơ, có nguồn gốc tài nguyên bản địa để phục vụ du lịch như: Hội quán Cùng nhau làm du lịch tại TP. Sa Đéc, điểm du lịch Như Ba Farmstay (xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò), Khu du lịch văn hóa Phương Nam (huyện Lấp Vò), Vườn sinh thái Nam Hương (huyện Tân Hồng), Nông trại nghỉ dưỡng Thuận Thiên Việt Mekong farmstay (Viet Mekong farmstay)…

Du khách trải nghiệm Nông trại nghỉ dưỡng Thuận Thiên Việt Mekong farmstay

Bà Hồ Ngọc Trâm, đại diện Công ty TNHH Du lịch văn hóa Việt Mekong cho biết, Dự án Viet Mekong farmstay của đơn vị thiết kế và cung cấp giải pháp du lịch nghỉ dưỡng, hướng tới cuộc sống cá nhân hóa, cân bằng và tự do tinh thần theo xu hướng du lịch xanh - du lịch bền vững, phù hợp với nhu cầu. Tại Viet Mekong farmstay có gói sản phẩm dịch vụ lưu trú không gian giản lược hòa với thiên nhiên, ẩm thực hoài cổ và trải nghiệm nông nghiệp đậm nét hoang sơ trong không gian không hóa học. Mục đích phát huy giá trị tài nguyên nông nghiệp bản địa, hướng đến phát huy giá trị văn hóa nông nghiệp Đồng Tháp Mười. Dự án được Ban giám khảo Cuộc thi sáng kiến Mekong năm 2024 đánh giá là “Dự án làm xanh thật, xanh từ trong trái tim đến sản phẩm dịch vụ”.

Có thể thấy, du lịch xanh không chỉ là lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bức thiết. Ngày càng nhiều du khách sẵn sàng chi trả cao hơn để trải nghiệm những dịch vụ du lịch thân thiện với môi trường và cộng đồng. Điều này cho thấy, du lịch xanh không chỉ mang lại lợi ích về môi trường, mà còn là cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng.

ĐBSCL với tiềm năng du lịch sinh thái và văn hóa đặc sắc, có thể tận dụng xu hướng du lịch xanh để phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thành công, các địa phương cần tập trung vào một số giải pháp như: đầu tư hạ tầng du lịch xanh, phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo gắn với bảo tồn thiên nhiên, nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch bền vững, xây dựng các mô hình hợp tác công - tư để thu hút đầu tư.

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch và du lịch nông nghiệp. Triển khai hoàn chỉnh một số mô hình, điểm du lịch mới như: Du lịch Tiên Sen (huyện Thanh Bình), Du lịch sinh thái Hoàng Sơn (huyện Châu Thành). Xúc tiến, quảng bá, chào bán các chương trình tour “Theo dấu Người tình”, “Sa Đéc tình đất - tình hoa”, “Bình minh Tràm Chim” và “Hoàng hôn Tràm Chim”..., thu hút nhiều đơn vị khai thác du lịch, du khách trong và ngoài địa phương.

Trong thời gian tới, Đồng Tháp xác định chú trọng phát triển du lịch xanh. Tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, triển khai hiệu quả Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch đến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch. Đăng ký với Sở Tài chính nguồn kinh phí dự kiến thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch năm 2024 và năm 2025. Phát triển hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, kết nối tour tuyến.

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm tại Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 25/2/2022 về thực hiện Kết luận số 249-KL/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025 và chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch năm 2024, trong đó chú trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Phối hợp tổ chức Famtrip và lễ công bố, ra mắt đưa vào khai thác tour du lịch “Sắc màu vùng biên - Đất sen hồng”.

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, kết nối tour tuyến du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng với các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề. Triển khai các nội dung tham gia Diễn đàn kết nối du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL năm 2024. Thực hiện kế hoạch kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của các khu điểm du lịch trọng điểm, cơ sở lưu trú du lịch, các hộ cộng đồng. Tổ chức thẩm định, xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch, thẩm định hồ sơ và xét cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa…

Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp cho biết, với quyết tâm thu hút khoảng 4,2 triệu lượt khách, trong đó số lượng khách du lịch quốc tế phục hồi tăng gấp 5,4 lần so với năm trước và doanh thu du lịch trên 2.000 tỷ đồng, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước, định hướng cho các đơn vị xây dựng tour, tuyến, sản phẩm dịch vụ mới; khảo sát tài nguyên du lịch ở các huyện, thành phố để hỗ trợ phát triển loại hình du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục triển khai các nội dung nhằm hoàn thiện tour du lịch Sắc màu vùng biên, nhanh chóng đưa vào quảng bá và khai thác; triển khai, hoàn thiện mô hình du lịch nông nghiệp gắn với phát huy giá trị Làng Hòa An, Khu di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc…

Đồng Tháp có nhiều tiềm năng phát triển du lịch xanh và bền vững như: có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến du lịch từ Sài Gòn và các tỉnh ĐBSCL. Tỉnh sở hữu những tài nguyên thiên nhiên quý giá gồm các khu, điểm du lịch nông nghiệp, điển hình là vườn hoa Sa Đéc, vườn quýt hồng Lai Vung, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Đặc biệt, Đồng Tháp sở hữu Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim. Đây là tài sản vô giá của tỉnh, mang đến lợi thế cạnh tranh độc đáo trong việc phát triển du lịch bền vững. Là một trong số ít vùng đất ngập nước còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười, VQG Tràm Chim sở hữu hệ sinh thái đa dạng phong phú, với các loài chim quý hiếm. Điều này giúp thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước yêu thích thiên nhiên và thích khám phá.

Tận dụng lợi thế này, tỉnh đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch độc đáo như: ngắm bình minh, hoàng hôn, quan sát chim bằng ống nhòm chuyên dụng và các tour khám phá kết hợp văn hóa bản địa. Nhờ đó, VQG Tràm Chim không chỉ là điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước.

GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỒNG THÁP MƯỜI

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười trực thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, được Bộ Nông Nghiệp & Công Nghiệp Thực Phẩm (nay là Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn) ra quyết định thành lập năm 1983. Chức năng - nhiệm vụ được Viện trưởng Viện KHKTNN miền Nam giao như sau:

* Chức năng: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh về một số lĩnh vực nhằm sử dụng có hiệu quả về đất phèn và đất xám vùng Đồng Tháp Mười và các vùng khác có điều kiện tương tự.

- Xây dựng và thực hiện đề tài, dự án có tính chất chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học và công nghệ để khai thác có hiệu quả 02 loại đất chính là: đất phèn và đất xám ở vùng Đồng Tháp Mười.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn, hàng năm về nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ theo sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam trên cơ sở phối hợp chặt chẽ các mặt hoạt động với các Phòng, Bộ môn, Trung tâm trực thuộc Viện.

- Khảo nghiệm giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

- Trao đổi thông tin về kết quả khoa học công nghệ của Trung tâm với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước theo qui định hiện hành của Nhà nước.

- Thực hiện dịch vụ tư vấn, phát triển sản phẩm khoa học công nghệ của cơ quan, đơn vị nghiên cứu khác vào sản xuất.

- Tổ chức hoạt động dịch vụ nông nghiệp như: sản xuất và cung ứng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các loại vật tư trang thiết bị khác theo qui định hiện hành của Nhà nước.

Trụ sở chính: xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

ThS. Nguyễn Viết Cường – Giám Đốc

ThS. Hoàng Văn Bằng – Phó Giám Đốc

ThS. Nguyễn Văn Mạnh – Phó Giám Đốc

-  Phòng nghiên cứu và phát triển

Với đội ngũ cán bộ viên chức gồm 21 người, trong đó có 2 Thạc sĩ, 12 Kỹ sư, 1 Cao đẳng, 2 Trung cấp và 4 nhân viên phục vụ. Trong đó có 10 người trực tiếp tham gia nghiên cứu Khoa học - chuyển giao.

Trung tâm có đủ điều kiện đáp ứng cho hoạt động nghiên cứu- chuyển giao như máy móc phục vụ nghiên cứu, nhà lưới, hệ thống nhà kho, sân phơi, hệ thống máy sấy, máy phân loại, khoảng 60 ha đất cho nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng, nhân giống, thực hiện mô hình trình diễn, đủ trang thiết bị văn phòng, thông tin liên lạc và điều kiện khác…

HỢP TÁC NGHIÊN CỨU - SẢN XUẤT KINH DOANH

Hiện Trung tâm đã có sự phối hợp chặt chẽ, quan hệ tốt với một số Cty trong việc thực hiện nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng, sản xuất kinh doanh giống lúa.

Trung tâm NC và PTNN Đồng Tháp Mười là đơn vị có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đóng góp có ý nghĩa vào thành công chung trong sự nghiệp phát triển Nông nghiệp của vùng Đồng Tháp Mười và một số vùng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.  Trung tâm có 02 giống lúa được công nhận cấp Quốc gia, 04 giống lúa cấp khu vực hóa (nay là sản xuất thử ) và 09 tiến bộ kỹ thuật

Đặc biệt, Trung tâm đã thực hiện thành công dự án ISA/FOS/ĐTM (dự án NGO) hợp tác với nước ngoài trong 10 năm 1992 - 2002. Kết quả của dự án đóng góp quan trọng cho sự khai thác thành công đất phèn vùng Đồng Tháp Mười.

- Huân chương lao động hạng III năm 1992; Huân chương lao động hạng II năm 1997

- Bằng khen UBND tỉnh Long An “Đã có nhiều đóng góp tích cực khai thác tiềm năng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An” năm 1993.

- Bằng khen UBND tỉnh Long An “Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trong 10 năm đổi mới (1990 - 1999)”.

Trung tâm sẵn sàng hợp tác nghiên cứu với các Viện, Trường trong và ngoài nước, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất vùng Đồng Tháp Mười và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trung tâm Nghiên cứu và PTNN Đồng Tháp Mười

Xã  Bình Tân, Thị xã Kiến Tường, Long An

Điện thoại: 072.3951891; 3951820; 3951821

Email: [email protected]; [email protected]; [email protected]

Trạng thái mở thầu Tất cả Hoàn thành mở thầu Hoàn thành mở hồ sơ kỹ thuật Hoàn thành đánh giá hồ sơ dự thầu Hoàn thành mở hồ sơ tài chính Hủy thầu

Số lượng nhà thầu: Tất cả Không có nhà thầu nào Có ít nhất 1 nhà thầu Số lượng nhà thầu từ cao đến thấp Số lượng nhà thầu từ thấp đến cao

Tổ chức đấu giá tài sản Tất cả

Tỉnh/Thành phố: Tỉnh/Thành phố Thực hiện tại Toàn quốc Thực hiện tại Ngoài lãnh thổ Việt Nam Hà Nội Hải Phòng Hải Dương Hưng Yên Hà Nam Nam Định Thái Bình Ninh Bình Hà Giang Cao Bằng Lào Cai Bắc Cạn Lạng Sơn Tuyên Quang Yên Bái Thái Nguyên Phú Thọ Vĩnh Phúc Bắc Giang Bắc Ninh Quảng Ninh Điện Biên Lai Châu Sơn La Hòa Bình Thanh Hoá Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên - Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông TP.Hồ Chí Minh Lâm Đồng Ninh Thuận Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Bình Thuận Bà Rịa - Vũng Tàu Long An Đồng Tháp An Giang Tiền Giang Vĩnh Long Bến Tre Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Trà Vinh Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Không xác định

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chúng tôi phục vụ cộng đồng nhưng luôn tôn trọng quyền riêng tư của bạn! Lạm dụng thông tin trên website cho các hành vi làm phiền khách hàng là vi phạm điều khoản sử dụng và bị cấm.

Nếu bạn chắc chắc muốn ẩn số điện thoại vui lòng nhấn vào nút dưới đây:

Địa chỉ: Số 392, Lê Đại Hành, Khóm Mỹ Trung, Phường Mỹ Phú, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Lương Vận Quỳnh Địa chỉ: Lầu 1, 170-170Bis Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Lý Thị Duyên Địa chỉ: Thôn Năn Kè, Xã Phan Thanh, Huyện Lục Yên, Yên Bái

Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Phương Thảo Địa chỉ: Tổ dân phố 5, Thị trấn Yên Thế, Huyện Lục Yên, Yên Bái

Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Bùi Văn Thủy Địa chỉ: Thửa đất số 647 -2 ,Tờ bản đồ số 2, Thôn Minh Thiện, Xã Quảng Minh, Thành Phố Sầm Sơn, Thanh Hoá

Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Trịnh Văn Xong Địa chỉ: Bản Phẩy, Xã Xiêng My, Huyện Tương Dương, Nghệ An

DANH MỤC PHÉP THỬ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LIST OF ACCREDITED TESTS (Kèm theo quyết định số: /QĐ  VPCNCL ngày tháng năm 2024 của Giám đốc Văn phòng Công nhận Chất lượng) AFL 01/12 Lần ban hành/Issued No: 4.24 Soát xét/ngày/ Revised/dated: Trang/Page: 1/6 Tên phòng thí nghiệm: Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Tháp Laboratory: Quality Control Center of Dong Thap Province Tổ chức/ Cơ quan chủ quản Sở Y tế Đồng Tháp Organization: Department of Health Dong Thap Lĩnh vực thử nghiệm: Dược, Sinh Field of testing: Pharmaceutical, Biological Người quản lý/ Laboratory manager: Võ Đình Đệ Số hiệu/ Code: VILAS 1133 Hiệu lực công nhận/ Period of Validation: Kể từ ngày / /2024 đến ngày 03/11/2029 Địa chỉ/ Address: Số 394, đường Lê Đại Hành, phường Mỹ Phú, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp No 394 Le Dai Hanh Street, My Phu Ward, Cao Lanh City, Dong Thap Province Địa điểm/Location: Số 394, đường Lê Đại Hành, phường Mỹ Phú, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp No 394 Le Dai Hanh Street, My Phu Ward, Cao Lanh City, Dong Thap Province Điện thoại/ Tel: 02773 875 340 Fax: 02773 875 340 E-mail: [email protected] DANH MỤC PHÉP THỬ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LIST OF ACCREDITED TESTS VILAS 1133 AFL 01/12 Lần ban hành/Issued No: 4.24 Soát xét/ngày/ Revised/dated: Trang/Page: 2/6 Lĩnh vực thử nghiệm: Dược Field of testing: Pharmaceutical TT Tên sản phẩm, vật liệu được thử Materialsor product tested Tên phép thử cụ thể The name of specific tests Giới hạn định lượng (nếu có)/ Phạm vi đo Limit of quantitation (if any)/range of measurement Phương pháp thử Test method 1. Thuốc (nguyên liệu làm thuốc và thành phẩm) Medicines (raw materials and finished products) Cảm quan (tính chất, mô tả, hình thức) Appearance (property, description, form) Dược điển Việt Nam, Dược điển nước ngoài, các Tiêu chuẩn cơ sở do Bộ Y tế cấp số đăng ký Vietnamese Pharmacopeia, Foreign pharmacopeia, in-house specifications licensed by MoH 2. Xác định độ trong và màu sắc dung dịch Determination of clarity and color of solution 3. Định tính các hoạt chất chính Phương pháp hóa học, UV-Vis, TLC, HPLC, IR, kính hiển vi (soi bột) Identification of main substances Chemical, UV-Vis, TLC, HPLC, IR, microscopical (slides of powder) method 4. Định lượng các hoạt chất chính Phương pháp chuẩn độ thể tích, HPLC, UV-Vis Assay of main substances Volumetric titration, HPLC, UV-Vis method 5. Xác định hàm lượng chất chiết được Determination of extractives 6. Xác định độ đồng đều khối lượng Determination of uniformity of weight 7. Xác định độ đồng đều hàm lượng Determination of uniformity of content 8. Xác định mất khối lượng do làm khô Determination of loss on drying 9. Xác định hàm lượng nước Phương pháp Karl Fischer, Cất với dung môi Determination of water content Karl Fischer, Solvent distillation method 10. Xác định pH Determination of pH 2 ~ 12 11. Xác định độ rã Determination of disintegration DANH MỤC PHÉP THỬ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LIST OF ACCREDITED TESTS VILAS 1133 AFL 01/12 Lần ban hành/Issued No: 4.24 Soát xét/ngày/ Revised/dated: Trang/Page: 3/6 TT Tên sản phẩm, vật liệu được thử Materialsor product tested Tên phép thử cụ thể The name of specific tests Giới hạn định lượng (nếu có)/ Phạm vi đo Limit of quantitation (if any)/range of measurement Phương pháp thử Test method 12. Thuốc (nguyên liệu làm thuốc và thành phẩm) Medicines (raw materials and finished products) Xác định độ hòa tan Determination of dissolution Dược điển Việt Nam, Dược điển nước ngoài, các Tiêu chuẩn cơ sở do Bộ Y tế cấp số đăng ký Vietnamese Pharmacopeia, Foreign pharmacopeia, in-house specifications licensed by MoH 13. Xác định độ đồng đều thể tích. Determination of volume 14. Xác định tạp chất liên quan Phương pháp TLC, HPLC Related substances TLC, HPLC method 15. Xác định độ tinh khiết Phương pháp hóa học Determination of purity Chemical method 16. Dược liệu Herbals Cảm quan (tính chất, mô tả) Appearance (property, description) Dược điển Việt Nam, Dược điển nước ngoài, các tiêu chuẩn cơ sở do Bộ Y tế cấp số đăng ký Vietnamese Pharmacopeia, Foreign pharmacopeia, in-house specifications licensed by MoH 17. Định tính các hoạt chất chính Phương pháp hóa học, UV-Vis, TLC, HPLC, kính hiển vi (soi bột, vi phẫu) Identification of main substances Chemical, UV-Vis, TLC, HPLC, microscopical (slides of powder, transverse or longitudinal sections) method 18. Định lượng các hoạt chất chính Phương pháp chuẩn độ thể tích, HPLC, UV-Vis Assay of main substances Volumetric titration, HPLC, UV-Vis method 19. Xác định chất chiết được Determination of extractives 20. Xác định mất khối lượng do làm khô Determination of loss on drying. 21. Xác định tạp chất Determination of related substance 22. Xác định tỷ lệ vụn nát Determination of small size particles DANH MỤC PHÉP THỬ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LIST OF ACCREDITED TESTS VILAS 1133 AFL 01/12 Lần ban hành/Issued No: 4.24 Soát xét/ngày/ Revised/dated: Trang/Page: 4/6 TT Tên sản phẩm, vật liệu được thử Materialsor product tested Tên phép thử cụ thể The name of specific tests Giới hạn định lượng (nếu có)/ Phạm vi đo Limit of quantitation (if any)/range of measurement Phương pháp thử Test method 23. Dược liệu Herbals Xác định hàm lượng Tro toàn phần Determination of Ash total content Dược điển Việt Nam, Dược điển nước ngoài, các tiêu chuẩn cơ sở do Bộ Y tế cấp số đăng ký Vietnamese Pharmacopeia, Foreign pharmacopeia, in-house specifications licensed by MoH 24. Xác định hàm lượng Tro không tan trong axít. Determination of Hydrochloric Acid Insoluble Ash content 25. Xác định Hàm lượng nước Phương pháp cất với dung môi Determination of Water content Solvent distillation method 26. Mỹ phẩm Cosmetics Cảm quan (Mô tả hình thái) Appearance (Description of form) PPPT/HDCVĐBCL- 13 27. Xác định pH Determination of pH Dược điển Việt Nam Vietnamese Pharmacopeia 28. Xác định Độ đồng đều thể tích Determination of Volume PPPT/HDCVĐBCL- 20 Ghi chú/Note:  PPPT/HDCV-ĐBCL-: Phương pháp thử do PTN xây dựng /Laboratory’s developed method.  ACM THA: Phương pháp hòa hợp ASEAN Trường hợp Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Tháp cung cấp dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Tháp phải đăng ký hoạt động và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật trước khi cung cấp dịch vụ này/ It is mandatory for the Quality Control Center of Dong Thap Province that provides product quality testing services must register their activities and be granted a certificate of registration according to the law before providing the service. DANH MỤC PHÉP THỬ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LIST OF ACCREDITED TESTS VILAS 1133 AFL 01/12 Lần ban hành/Issued No: 4.24 Soát xét/ngày/ Revised/dated: Trang/Page: 5/6 Lĩnh vực thử nghiệm: Sinh Field of testing: Biological TT Tên sản phẩm, vật liệu được thử Materialsor product tested Tên phép thử cụ thể The name of specific tests Giới hạn định lượng (nếu có)/ Phạm vi đo Limit of quantitation (if any)/range of measurement Phương pháp thử Test method 1. Thuốc thành phẩm Medicines (finished products) Thử giới hạn nhiễm khuẩn: Tổng số vi sinh vật hiếu khí Tổng số nấm mốc và nấm men Staphylococcus aureus Pseudomonas aeruginosa Candida albicans Escherichia coli Microbial limit test: Total aerobic bacterial count Total yeasts and molds Staphylococcus aureus Pseudomonas aeruginosa Candida albicans Escherichia coli Dược điển Việt Nam, Dược điển nước ngoài, các tiêu chuẩn cơ sở do Bộ Y tế cấp số đăng ký Vietnamese Pharmacopeia, Foreign pharmacopeia, in-house specifications licensed by MoH 2. Định lượng kháng sinh: Spiramycin, Erythromycin, Doxycyclin hydroclorid, Gentamycin sulfat, Neomycin, Nystatin Phương pháp vi sinh vật Assay of antibiotics: Spiramycin, Erythromycin, Neomycin, Doxycyclin hydroclorid, Gentamycin sulfat, Nystatin Microbiological method 3. Mỹ phẩm Cosmetics Định lượng tổng số vi khuẩn hiếu khí, nấm men, nấm mốc có thể sống lại được Enumeration of aerobic mesophilic bacteria, yeast, and mould recovery ACM 006:2013 4. Phát hiện Staphylococcus aureus Detection of Staphylococcus aureus LOD50 3 CFU/g (mL) TCVN 13640:2023 5. Phát hiện Pseudomonas aeruginosa Detection of Pseudomonas aeruginosa LOD50 6 CFU/g (mL) TCVN 13639:2023 6. Phát hiện Candida albicans Detection of Candida albicans LOD50 3 CFU/g (mL) TCVN 13636:2023 7. Phát hiện Escherichia coli Detection of Escherichia coli LOD50 3 CFU/g (mL) TCVN 12974:2020 DANH MỤC PHÉP THỬ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LIST OF ACCREDITED TESTS VILAS 1133 AFL 01/12 Lần ban hành/Issued No: 4.24 Soát xét/ngày/ Revised/dated: Trang/Page: 6/6 Ghi chú/Note:  TCVN: Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam  ACM THA: Phương pháp hòa hợp ASEAN Trường hợp Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Tháp cung cấp dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Tháp phải đăng ký hoạt động và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật trước khi cung cấp dịch vụ này/ It is mandatory for the Quality Control Center of Dong Thap Province that provides product quality testing services must register their activities and be granted a certificate of registration according to the law before providing the service.

Phường 1, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

Ban QLDA ĐTXD Công trình DD & CN tỉnh Đồng Tháp

2 khối nhà chính 10 tầng và 5 tầng