Tiếng Hoa Có Khác Tiếng Trung Không

Tiếng Hoa Có Khác Tiếng Trung Không

Có khá nhiều bạn thắc mắc tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc khác nhau thế nào? Tiếng nào khó học hơn? Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để được PREP phân tích và giải thích chi tiết bạn nhé!

Có khá nhiều bạn thắc mắc tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc khác nhau thế nào? Tiếng nào khó học hơn? Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để được PREP phân tích và giải thích chi tiết bạn nhé!

II. Tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc giống và khác nhau chỗ nào?

Tiếng Đài Loan và tiếng Trung Quốc có giống nhau không? Nếu giống thì đó là điểm nào? Hãy cùng PREP phân tích chi tiết dưới đây nhé!

Cả tiếng Trung Quốc và tiếng Đài Loan đều sử dụng cùng một hệ thống chữ viết, đó là Hán tự. Tuy nhiên, sau cuộc Cách mạng văn hóa, Trung Quốc ngày nay đã dùng chữ giản thể, còn Đài Loan và một số quốc gia như Hồng Kông vẫn còn sử dụng chữ phồn thể khó viết và khó nhớ với nhiều nét lằng nhằng.

Tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc khác nhau thế nào? Hãy cùng PREP so sánh chi tiết ở bảng sau:

Khi phát âm, tiếng Trung sẽ phát âm điệu, âm bằng và cảm xúc khi nói ngôn ngữ cũng ít hơn.

Giọng Đài Loan khi phát âm sẽ có âm trầm, ẩm bổng, cân bằng,.. tạo nên âm giọng đa sắc thái và biểu cảm.

Sử dụng hệ thống chữ cái phiên âm latin pinyin để phiên âm cách đọc

Tiếng Trung (tiếng Hoa) là tiếng quốc ngữ, tiếng phổ thông - quy ước ngôn ngữ chung được sử dụng nên phạm vi rất rộng, dùng trong tài liệu giảng dạy cho người nước ngoài.

Tiếng Đài Loan cũng được coi là ngôn ngữ địa phương nên phạm vi sử dụng hẹp, chỉ ở Đài Loan và một số khu vực ngoài Đài Loan như Singapore, Malaysia, Hồng Kông,... Và chỉ có những người lớn tuổi (chủ yếu vùng nông thôn mới có thể hiểu tường tận tiếng Đài Loan.

Điểm khó khăn khi học tiếng Trung

Bên cạnh ưu điểm, học tiếng Trung vẫn tồn tại một vài khó khăn nhất định như:

Chữ tượng hình nhiều nét, khó nhớ.

Tiếng Trung có 214 bộ thủ với hơn 80 nghìn ký tự, để ghi nhớ và viết được bắt buộc bạn phải thuộc bộ thủ.

Muốn dịch chính xác tiếng Trung sang ngôn ngữ khác thì phải dựa vào ngữ cảnh để phán đoán ngữ nghĩa.

Người mới học tra từ điển, gõ trên các ứng dụng trên Internet khó khăn bắt buộc phải chuyển sang hệ thống phiên âm Pinyin.

Học chữ Hán bắt buộc phải phát âm đúng vận mẫu, thanh điệu và thanh mẫu bởi chỉ cần sai âm điệu thì sẽ thành một từ khác.

Việc học tiếng Trung không chỉ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mà còn là hành trang vô cùng quý giá khi bạn quyết định du học tại Trung Quốc. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể:

Các trường đại học tại Trung Quốc thường dành nhiều suất học bổng cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là những sinh viên có khả năng tiếng Trung tốt. Với trình độ tiếng Trung xuất sắc, bạn hoàn toàn có thể giành được học bổng toàn phần, bao gồm học phí, sinh hoạt phí và ký túc xá.

Khi đã có nền tảng tiếng Trung vững chắc, bạn sẽ dễ dàng giao tiếp với bạn bè, thầy cô và người dân địa phương. Việc học tiếng Trung giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục tập quán của người Trung Quốc, từ đó hòa nhập nhanh chóng vào cuộc sống sinh viên.

Trong môi trường đa văn hóa tại các trường đại học Trung Quốc, bạn sẽ có cơ hội làm quen và kết bạn với nhiều sinh viên đến từ các quốc gia khác nhau. Mạng lưới quan hệ rộng rãi sẽ giúp bạn tìm kiếm được những cơ hội việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

Môi trường du học sẽ giúp bạn rèn luyện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, thích nghi với môi trường mới,.... Sống xa gia đình sẽ giúp bạn trở nên tự lập và trưởng thành hơn.

Trung Quốc là một đất nước với lịch sử lâu đời và nền văn hóa đa dạng, bạn sẽ có cơ hội khám phá nhiều địa danh nổi tiếng và trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương. Việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và xã hội Trung Quốc sẽ giúp bạn mở mang kiến thức và tầm nhìn.

Chọn loại tiếng nào khi học tiếng Trung Quốc

Khi bạn muốn học tiếng Trung Quốc với mục đích đi du học hay đi du lịch Trung Quốc thì nên học tiếng Trung Quốc đại lục (Tiếng Quan thoại) bởi đó là tiếng phổ thông và được sử dụng rộng rãi nhất. Ngày nay ở Đài Loan hay Hồng Kông thì mọi người vẫn sử dụng tiếng phổ thông này để giao tiếp và có thể nghe cũng như hiểu điều bạn muốn nói.

Sự khác biệt về ngôn ngữ ở Trung Quốc cũng giống như ở Việt Nam với tiếng của 3 miền Bắc Trung Nam. Để có thể học tốt tiếng Trung, bạn nên theo học tại các khóa học tiếng Trung dành cho người mới bắt đầu để làm quen với kiến thức từ cơ bản đến nâng cao và rèn luyện các kỹ năng nghe nói đọc viết. Chúc bạn chinh phục tiếng Trung thành công!

Chứng chỉ HSK cho học bổng Chính phủ CSC

Học bổng CSC là loại học bổng danh giá được cấp bởi Bộ Giáo dục Trung Quốc để hỗ trợ sinh viên quốc tế nhằm thúc đẩy giáo dục, văn hóa, thương mại,... giữa Trung Quốc với các quốc gia khác trên thế giới. Yêu cầu về HSK như sau:

Học bổng hệ Đại học: Chứng chỉ HSK 4

Học bổng hệ Thạc sĩ: Chứng chỉ HSK 5

Học bổng hệ Tiến sĩ: Chứng chỉ HSK 6

Phân biệt tiếng Trung tiếng Đài Loan và tiếng Hồng Kông

Ở cả 3 cách phát âm của 3 thứ tiếng là rất khác nhau tuy nhiên lại sử dụng cùng một hệ chữ viết, đó là chữ Hán. Tuy nhiên sau Cách mạng văn hóa, tại Trung Quốc ngày nay hiện vẫn sử dụng chữ giản thể còn ở Đài Loan và Hồng Kông sử dụng chữ phồn thể. Chữ phồn thể khó viết và khó nhớ hơn do chúng có nhiều nét lằng nhằng hơn so với các loại chữ Hán giản thể, hiện nay Trung Quốc đại lục vẫn đang sử dụng.

Tuy nhiên nếu xét đúng với thực tế mọi người thích chữ phồn thể hơn chữ giản thể với lý do từng nét, từng chữ trong chữ phồn thể đều thể hiện 1 ý nghĩa nhất định. Mặt khác tính chất địa phương của các thứ tiếng này ở Trung Quốc rất rõ rệt nên cùng một chữ và cùng một cách viết nhưng chúng sẽ có cách phát âm hoàn toàn khác nhau.

Cũng chính vì vậy, ở trong quá trình giao tiếp, thậm chí chính những người đang sinh sống tại Trung Quốc cũng bị vướng những khó khăn bởi sự khác biệt vùng miền. Họ thường dùng cách viết ra nếu gặp phải những bất đồng ngôn ngữ.

Du học Trung Quốc cần chứng chỉ HSK mấy?

Du học Trung Quốc cần HSK mấy? Tùy từng chương trình học và loại học bổng bạn apply yêu cầu về chứng chỉ HSK sẽ khác nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp điều kiện về HSK theo học bổng và trường ở Trung Quốc:

I. Giới thiệu tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc

Tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc có những đặc điểm gì? Theo dõi những phân tích dưới đây để hiểu rõ hơn Preppies nhé!

Tiếng Trung Quốc, giản thể 中国话, phồn thể 中國話, phiên âm /Zhōngguó huà/, còn có tên gọi khác là tiếng Trung, tiếng Hoa, Trung Văn, Hoa văn, Hoa ngữ, Hán ngữ. Đây là nhóm các ngôn ngữ tạo thành một ngữ tộc trong hệ thống Hán-Tạng.

Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ mẹ để của người Hán, chiếm đa số tại đất nước xứ tỷ dân và là ngôn ngữ chính hoặc phụ của các dân tộc thiểu số tại đây. Hiện nay, trên thế giới có gần 1,2 tỷ người (chiếm 16% dân số thế giới) có tiếng mẹ đẻ là biến thể của tiếng Hoa nào đó.

Xét về mặt ngữ pháp, tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ đơn lập hay là ngôn ngữ phân tích. Điều này có nghĩa là nó không làm thay đổi về từ vựng sở hữu cách, tính từ, từ tình thái, số. Ngôn ngữ này chỉ theo thứ tự trước sau của từ và sử dụng từ ảo để diễn đạt nghĩa. Cấu trúc này khá giống với tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ ở Đông Nam Á.

Về bước đầu khi giải thích tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc thì ta thấy tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc thực chất là một, là cách gọi khác nhau.

Tiếng Đài Loan hay còn có tên gọi khác là tiếng Phúc Kiến Đài Loan, tiếng Mân Nam Đài Loan, Đài ngữ được 80% dân cư Đài Loan sử dụng. Đây cũng là ngôn ngữ lớn nhất tại Đài Loan.

Có thể bạn chưa biết, tiếng Đài Loan cũng là một biến thể của tiếng Mân Nam, có quan hệ gần gũi với Phương ngữ Hạ Môn. Ngôn ngữ này thường được coi là “phương ngôn Trung Quốc” thuộc về nhóm ngôn ngữ Hán lớn hơn.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, đây có thể coi là ngôn ngữ độc lập vì không thể hiểu lẫn nhau với tiếng Trung phổ thông. Và cách phát âm cũng có những điểm khác biệt. Khi một người nói tiếng phổ thông cần phải dùng hệ thống Hán tự (loại chữ tượng hình, biểu ý) để giao tiếp với người nói tiếng Đài.