Pháp luật hiện hành quy định trợ cấp thôi việc được tính như thế nào? Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Pháp luật hiện hành quy định trợ cấp thôi việc được tính như thế nào? Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Theo đó, tối đa 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động sẽ nhận được trợ cấp thôi việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động có thể phải chờ đến 30 ngày để nhận trợ cấp thôi việc.
Lý do chính để đóng thuế thu nhập cá nhân là để đóng góp cho các hoạt động công cộng, bao gồm các dịch vụ công cộng và phát triển kinh tế của quốc gia. Thông qua việc thu thuế, chính phủ có thể cung cấp các dịch vụ công cộng miễn phí hoặc giảm giá cho người dân, bao gồm các dịch vụ y tế, giáo dục, an ninh, giao thông vận tải, chăm sóc xã hội và nhiều dịch vụ khác.
Do đó các trợ cấp cũng không nằm ngoài các khoản tiền phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:
Các khoản trợ cấp tính thuế thu nhập cá nhân (Hình từ internet)
Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:
Theo đó, cách tính trợ cấp thôi việc như sau:
- Tiền lương tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc;
- Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau thì tiền lương tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Nếu hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu do tiền lương thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi tỏng thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nêu trên thì trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế tức trợ cấp thôi việc có tính thuế tncn. Còn không vượt mức thì sẽ không tính vào thuế TNCN.
Như vậy trợ cấp thôi việc thấp hơn so với mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn mà công ty vẫn trừ tiền cũng như không chứng minh được số tiền đã trừ thì người lao động gửi đơn khiếu nại lần đầu đến công ty nếu công ty không giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định của công ty thì có thể tiếp tục khiếu nại lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết.
Bên cạnh đó, nội dung quy định trên được hướng dẫn, giải đáp bởi Công văn 6553/CT-TTHT năm 2018 như sau:
- Đối với khoản trợ cấp thôi việc chi trả theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động.
- Đối với khoản tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc (ngoài quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động), tiền thưởng, tiền nghỉ phép chưa sử dụng nếu từ 2.000.000 đồng trở lên thì Văn phòng khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả.
Căn cứ theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
Theo đó, điều kiện để được nhận trợ cấp thôi việc là khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật.
Theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Theo đó khi người lao động xin nghỉ việc do hết hạn hợp đồng lao động mà không tái ký hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật hoặc hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc.
Tuy nhiên nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì sẽ không được trợ cấp thôi việc.
Ngoài ra điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc là người lao động phải làm việc cho 01 người sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên.
Người lao động xin nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Cách tính tiền hưởng trợ cấp thôi việc như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định như sau:
Như vậy, thời gian nhận trợ cấp thôi việc của người lao động khi đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo Luật định và không thuộc các trường hợp nêu trên.
Căn cứ theo Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật như sau:
Theo đó, người lao động sẽ được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật khi:
- Vi phạm về thời gian báo trước về việc chấm dứt hợp đồng với người sử dụng lao động;
- Chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ theo các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.