Ngạch viên chức là sự phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp của họ. Các chuyên ngành viên chức có thể kể đến một và ngành như y tế, giáo dục, giải trí, khí tượng,.. các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác
Ngạch viên chức là sự phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp của họ. Các chuyên ngành viên chức có thể kể đến một và ngành như y tế, giáo dục, giải trí, khí tượng,.. các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác
Trường Cao đẳng Y Hà Nội là một trong những trường đào tạo ngành Điều dưỡng uy tín và được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng. Trường không chỉ có chất lượng đào tạo tốt mà còn có cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giảng viên chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động.
Về cơ sở vật chất, trường Cao đẳng Y Hà Nội có môi trường học tập năng động, chuyên nghiệp với nhiều phòng học rộng rãi, thông thoáng, có đầy đủ các trang thiết bị,…. để sinh viên được tiếp cận với công nghệ mới nhất trong lĩnh vực Điều dưỡng. Bên cạnh đó, mỗi năm trường Cao đẳng Y Hà Nội cũng đầu tư rất nhiều vào các phòng thực hành để đảm bảo sinh viên được thực hành và tiếp cận với kiến thức một cách thực tế nhất. Các phòng thực hành đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, phù hợp với chương trình đào tạo của trường.
Đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Y Hà Nội cũng được đánh giá là có chất lượng cao và đầy kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng đào tạo của trường. Hầu hết các giảng viên đều có bằng cấp, trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực Điều dưỡng. Điều này chứng tỏ họ có thể cập nhật những thông tin mới nhất về ngành học và truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả đến người học.
Ngoài ra, chất lượng đào tạo của trường được đánh giá là khá cao, với chương trình học luôn được cập nhật những kiến thức mới nhất về lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh lý. Thời gian sinh viên được thực hành kỹ năng lên tới 70% thời gian học. Không những thế, Nhà trường còn hỗ trợ nơi thực tập, nơi làm việc sau khi tốt nghiệp giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế và rèn luyện kỹ năng.
Phương thức đăng ký xét tuyển ngành Cao đẳng Điều dưỡng năm 2023:
Chức danh nghề nghiệp chuyên viên là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức mà xếp các cán bộ, công chức. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết những quy định về mã số, tiêu chuẩn và hạng chức danh nghề nghiệp chuyên viên nhé!
Mức lương của điều dưỡng viên tại Việt Nam sẽ phụ thuộc vào hạng của họ và các quy định tại từng cơ sở y tế cụ thể. Tuy nhiên, theo nghị định 204/2004/NĐ-CP (14/12/2004) của Chính phủ về chế độ tiền lương cơ bản đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78. Như vậy, mức lương cơ bản sẽ trong khoảng từ 5.940.000 đồng/tháng đến 6.600.000 đồng/tháng
Đối với điều dưỡng hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98 tương đương trong khoảng từ 4.860.000 đồng/tháng đến 5.100.000 đồng/tháng.
Với hạng IV, điều dưỡng viên được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Vậy điều dưỡng viên sẽ có mức thu nhập cơ bản từ 4.080.000 đồng/tháng đến 4.320.000 đồng/tháng.
Ngoài mức lương cơ bản, điều dưỡng viên còn được hưởng các khoản phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp tăng ca, phụ cấp độc hại, phụ cấp tiền ăn, phụ cấp đi lại, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định của từng cơ sở y tế.
Như vậy có thể thấy quá trình thăng cấp và tăng lương đối với điều dưỡng rất rõ theo từng hạng. Trong đó, điều dưỡng viên hạng 2 có mức lương cao nhất nhưng cũng đòi hỏi nghiệp vụ cao và nghiêm ngặt hơn. Ở bậc 4 là bậc có mức lương thấp nhất. Dựa vào sự phân cấp bậc và phân mức lương nêu trên sẽ giúp cho người lao động có được sự phấn đấu trong công việc chăm sóc sức khỏe này.
Tôi làm trong 1 đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, năm 2018 tôi thi vào biên chế ngạch kế toán viên hệ cao đẳng và hưởng hệ số lương bậc cao đẳng. Trong quá trình làm thì tôi đã học lên Đại học và đã có bằng năm 2019. Vậy văn phòng luật sư cho tôi hỏi là bây giờ tôi có được hưởng lương theo hệ số đại học không? Tháng 2/2021 tôi làm đơn xin lãnh đạo cơ quan xin nâng bậc lương lên bậc lương đại học nhưng đến nay tôi vẫn chưa được giải quyết. Tôi phải làm gì? Tôi xin chân thành cám ơn! Mong nhận được câu trả lời của Văn phòng luật sư trong thời gian sớm nhất.
Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn hưởng hệ lương bậc cao đẳng, nếu bạn học lên đại học thì bạn có thể được hưởng lương theo bằng đại học trong trường hợp khi bạn có bằng Đại học nhưng phải thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
* Về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
Căn cứ Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Viên chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
b) Viên chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp
c) Viên chức đó đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;
d) Viên chức đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.
Đối với trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định nêu trên, Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I thuộc ngành, lĩnh vực quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và quyền lợi của viên chức.
Cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I áp dụng cho viên chức hành chính, viên chức văn thư và viên chức lưu trữ được Bộ nội vụ quy định.
Đối với viên chức hạng V và viên chức hạng IV được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề nếu đang làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp với chức danh nghề nghiệp được xét và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xét theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Đối với trường hợp viên chức đang xếp ở hạng chức danh nghề nghiệp mà hạng chức danh nghề nghiệp này không còn theo quy định của pháp luật hiện hành thì được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ nếu đang công tác ở vị trí việc làm phù hợp và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp có sự thay đổi mã số chức danh nghề nghiệp.