Hoàng Thành Thăng Long Mở Cửa Hôm Nào Giờ Nào Đẹp

Hoàng Thành Thăng Long Mở Cửa Hôm Nào Giờ Nào Đẹp

“Tôi nghĩ việc tham quan Hoàng Thành có nhiều khả năng sẽ trở thành một phần của tour tham quan thành phố”, TS Lưu Anh Hùng, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học nói. Bản thân bảo tàng của ông cũng là địa điểm nằm trong lịch trình du lịch Hà Nội trong một ngày mà hầu hết khách nước ngoài trải nghiệm. Theo lịch trình thông thường, ngày tham quan Hà Nội bắt đầu bằng viếng Lăng Bác, rồi qua Bảo tàng Dân tộc học, sau khi ăn trưa sẽ là Văn Miếu và phố cổ. Giờ đây, một điểm khám phá nữa đã mở ra. Ông Hùng còn cho biết ngay từ khi Hoàng Thành đang làm

“Tôi nghĩ việc tham quan Hoàng Thành có nhiều khả năng sẽ trở thành một phần của tour tham quan thành phố”, TS Lưu Anh Hùng, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học nói. Bản thân bảo tàng của ông cũng là địa điểm nằm trong lịch trình du lịch Hà Nội trong một ngày mà hầu hết khách nước ngoài trải nghiệm. Theo lịch trình thông thường, ngày tham quan Hà Nội bắt đầu bằng viếng Lăng Bác, rồi qua Bảo tàng Dân tộc học, sau khi ăn trưa sẽ là Văn Miếu và phố cổ. Giờ đây, một điểm khám phá nữa đã mở ra. Ông Hùng còn cho biết ngay từ khi Hoàng Thành đang làm

Kinh nghiệm tham quan Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội

Để có chuyến tham quan, khám phá Hoàng thành Thăng Long suôn sẻ nhất, dưới đây là một số kinh nghiệm bạn cần lưu ý:

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan khác:

Khám phá những nét đặc sắc về lịch sử, văn hóa của Hà Nội cổ xưa luôn là một điều rất thiêng liêng, ý nghĩa, và Hoàng thành Thăng Long Hà Nội chắc chắn sẽ là nơi cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích nhất về thủ đô ngàn năm văn hiến này. Thế nên hãy lên kế hoạch ghé tới đây ngay thôi và đừng quên like, chia sẻ nếu bài review Hoàng thành Thăng Long này của chúng mình hữu ích nhé.

Giờ mở cửa, giá vé vào Hoàng thành Thăng Long

– Giờ mở cửa Hoàng thành Thăng Long: mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ 2. Sáng 8h00 đến 11h30, chiều từ 14h00 đến 17h00.

– Giá vé Hoàng thành Thăng Long 2024: 30.000 đồng/lượt.

Lưu ý là nếu xuất trình thẻ học sinh, sinh viên hoặc xuất trình CMT cho người trên 60 tuổi thì vé vào cửa còn 15.000 đồng/lượt.

Miễn phí cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng

Dưới đây là bản đồ Hoàng thành Thăng Long để cho bạn dễ dàng tham quan, khám phá:

Thông tin về hoàng thành thăng long

Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng năm nào? Công trình này được xây dựng từ thế kỷ VII, dười triều Đinh – Tiền Lê. Đây được biết đến là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại Lý, Trần, Lê suốt 13 thế kỷ, là nơi chưa đựng những văn hóa, phong tục tập quán qua nhiều thời kỳ. Thế nên không có gì quá ngạc nhiên khi ngày nay, tham quan Hoàng thành Thăng Long luôn là điều mà du khách nào cũng muốn làm mỗi khi ghé đến Hà Nội.

Để nói về lịch sử của Hoàng thành Thăng Long thì phải nhắc tới chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La năm 1010. Sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã gấp rút cho xây dựng Kinh thành Thăng Long và hoàn thành nó vào năm 1011.

Sau đó nhà Trần lên ngôi và đã tiếp quản Hoàng thành Thăng Long, rồi tiếp tục xây dựng, tu bổ các công trình mới. Sang đến nhà Lê Sơ, khu Hoàng thành này cũng được xây đắp và mở rộng thêm ra. Tuy nhiên từ năm 1516 đến 1788, thời nhà Mạc và Lê suy thoái, Hoàng thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần.

Dấu ấn quan trọng là năm 1789, vua Quang Trung rời đô về Phú Xuân nên Hoàng thành Thăng Long chỉ còn là Bắc thành, và trải qua các đời vua Nguyễn, Hoàng thành Thăng Long dần dần bị phai một, chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua mỗi khi ngự giá Bắc thành. Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường cũ của Hoàng thành và xây dựng lại thành Hà Nội theo phong cách Vauben của Pháp, quy mô nhỏ hơn nhiều.

Đến năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính, vua minh Mạng đổi tên Thăng Long thành Hà Nội. Về phía người Pháp khi chiếm đóng Đông Dương, họ cũng chọn Hà Nội làm thủ đô của liên bang Đông Dương thuộc Pháp, và họ cho phá hủy Hoàng thành Thăng Long để lấy đất làm công sở, trại lính. Đến năm 1954, bộ đội ta giải phóng thủ đô thì khu vực Hoàng thành Thăng Long trở thành trụ sở của Bộ Quốc Phòng.

Vào tháng 12/2002, các chuyên gia tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 (đây là cuộc khai quật khảo cổ lớn nhất Đông Nam Á) và phát hiện ra những di tích, dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử 13 thế kỷ với các di tích và văn hóa xếp chồng lên nhau.

Những kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã tái hiện được phần nào một lịch sử trải dài từ thời nhà Tùy, Đường, Lý, Trần, Lê, Nguyễn (1010 – 1945). Và vào 6h30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã chính thức trở thành di sản văn hóa thế giới – là niềm tự hào của nước Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích là 18395 ha, và nó bao gồm: khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu cùng các di tích còn sót lại trong Thành cổ Hà Nội như: cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, Bắc Môn, Hậu Lâu, nhà D67, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn.

Di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long là nơi ghi dấu lại những sự kiện lịch sửa của dân tộc và ẩn chứa trong đó là một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú, thế nên nếu bạn muốn tìm hiểu về những giá trị truyền thống của đất nước thì tham quan Hoàng thành Thăng Long và việc nhất định không thể bỏ qua.

Không chỉ thế, khung cảnh của Hoàng thành Thăng Long là những bức tường nhuốm màu thời gian cổ kính, nên chụp ảnh ở Hoàng thành Thăng Long rất ăn hình luôn nhé, chính vì thế không ít những nhóm bạn đã lựa chọn nơi này làm nơi chụp ảnh kỷ yếu trước khi chia tay đấy.

Khu du tích Hoàng thành Thăng Long nằm trên những phố nào? 4 mặt của Hoàng thành Thăng Long đều tiếp giáp với các tuyến đường trung tâm, cụ thể: phía đông giáp Nguyễn Tri Phương, phía Tây giáp Hoàng Diệu, phía Nam giáp đường Điện Biên Phủ và phía bắc là đường Phan Đình Phùng.

Điểm chung của những con đường này là đều là đường lớn, rộng rãi thoáng mát, ít khi ùn tắc, giao thông rất thuận tiện, vì thế nếu muốn tham quan Hoàng thành Thăng Long thì bạn có thể tìm đến đây rất dễ dàng bằng các phương tiện tự túc.

Bạn cũng thể lựa chọn du lịch Hoàng thành Thăng Long bằng xe buýt. Xe buýt đi qua Hoàng thành Thăng Long: 22A, 45, 50 (có điểm dừng ở đường Hoàng Diệu, ngay trước cổng khu di tích), hoặc đi xe buýt số 9A, 18, 41 để xuống ở đường Điện Biên Phủ rồi đi bộ thêm một chút là tới.

Hoàng thành Thăng Long có gì đặc biệt?

Kiến trúc, cấu trúc của Hoàng thành Thăng Long ngày nay vẫn còn ghi lại nhiều dấu tích của lịch sử, văn hóa xưa kia, và hiện nay nó đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng của Hà Nội. Nếu đặt chân đến đây, bạn nhất định phải ghé đến những nơi sau:

Khu này nằm ở phía đông của Hoàng thành Thăng Long, tầng dưới là lưu giữ dấu tích thành Đại La thời Cao Bền,  tầng trên là vết tích của cung điện thời Lý – Trần cũng như một phần cung điện nhà Lê, còn trên cùng là trung tâm Hà Nội thế kỷ 19 (thời nhà Nguyễn).

Có gì ở Hoàng thành Thăng Long, đến đây bạn sẽ được khám phá thêm rất nhiều điều về kiến trúc Hoàng thành Thăng Long từ xưa, đó có thể là những bức phù điêu, tượng rồng, tượng phùng, giếng cổ hay các trụ móng kiên cố… từ đó, bạn sẽ có thêm những kiến thức về mỹ thuật, kiến trúc, văn hóa rất bổ ích.

Là địa điểm check in ở Hoàng thành Thăng Long nổi tiếng nhất. Cột cờ này được xây dựng dưới thời vua Gia Long vào năm 1812 và cũng là công trình kiên cố cao nhất ở Hà Nội thế kỷ 19. Đến nay, dường như nó vẫn còn giữ được nguyên vẹn hình dạng tường gạch dù đã ngã màu rêu phong, những hoa văn bên trên vẫn còn nhìn thấy được.

Đây là cổng chính để dẫn vào Hoàng thành Thăng Long, thẳng với trục cột cờ Hà Nội. Đoan Môn có 5 cửa vòm, được xây dựng bằng đá và gạch vồ từ thời Lê. Cửa ở giữa là dành cho vua, còn 4 cửa bên cạnh là cho quan lại, cận thần.

Được coi là khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long, là nơi diễn ra các buổi thiết triều và lễ tế lớn. Trước mặt điện Kính Thiên là Cột Cờ, đằng sau là Hậu Lâu, Cửa Bắc và các phía còn lại có tường bao quanh.

Chỗ này là nơi ở của hoàng hậu, phi tần nên được đầu tư rất quy mô, bên trong là không gian quý phái, tiện nghi và nội thất bên trong chủ yếu được làm bằng gỗ, chạm khắc rất tinh vi, tỉ mỉ.

Là một trong 5 cổng của thành Hà Nội, và hiện nay còn lưu giữ lại 2 vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai. Hiện nay, trên cổng thành là nơi thờ của 2 vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

Chính là nơi mà Bộ quốc phòng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam, cụ thể là cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, năm 1972 và đặc biệt nhất là là chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.