Đi du học là một ước mơ của nhiều người, nhưng không phải ai cũng có cơ hội thực hiện được khi còn trẻ. Có những người vì lý do gia đình, công việc hay tài chính mà phải hoãn lại kế hoạch đi du học của mình. Vậy khi đã 30 tuổi, liệu còn có thể đi du học được hay không?
Đi du học là một ước mơ của nhiều người, nhưng không phải ai cũng có cơ hội thực hiện được khi còn trẻ. Có những người vì lý do gia đình, công việc hay tài chính mà phải hoãn lại kế hoạch đi du học của mình. Vậy khi đã 30 tuổi, liệu còn có thể đi du học được hay không?
TIÊM ĐƯỢC VÀ RẤT NÊN TIÊM SỚM! Bất kể nam nữ 28 tuổi đều có thể tiêm phòng HPV. Vắc xin phòng 9 tuýp HPV được chỉ định tiêm ngừa cho trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 9 đến 45.
Vắc xin ngừa 9 tuýp HPV được chỉ định chủng ngừa cho các đối tượng từ 9 – 45 tuổi, bất kỳ đối tượng nào trong độ tuổi được chỉ định khi tiêm vắc xin HPV đều mang lại tính an toàn cao, khả năng sinh miễn dịch tốt. Chính vì thế, tiêm HPV ở tuổi 28 đến 45 là an toàn và đảm bảo hiệu quả phòng ngừa cao khỏi lây nhiễm và mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến HPV.
Trong các thử nghiệm lâm sàng được cung cấp từ hãng Merck Sharp & Dohme (MSD – Mỹ) – nhà sản xuất vắc xin Gardasil và Gardasil 9, vắc xin HPV có hiệu quả đến từ 87,7 – 95% ngăn ngừa mụn cóc sinh dục do HPV gây ra ở phụ nữ từ 27 đến 45 tuổi và vắc xin HPV mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích phản ứng từ hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, ngăn ngừa mụn cóc sinh dục ở các đối tượng là nam giới trong độ tuổi 27 – 45.
Trong một nghiên cứu lâm sàng được theo dõi dài hạn trong khoảng 3,5 năm ở 13.000 người Mỹ bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho thấy, vắc xin HPV có hiệu quả đến 88% trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng HPV dai dẳng, mụn cóc sinh dục, tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư âm hộ và âm đạo, tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.
Cũng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã khẳng định hiệu quả của vắc xin HPV khi sử dụng ở nam giới từ 27 đến 45 tuổi không khác biệt với hiệu quả khi tiêm ở nam giới trẻ hơn từ 16 đến 26 tuổi. [2]
CÓ, THẬM CHÍ RẤT CẦN THIẾT! Hiện nay, có hơn 200 tuýp HPV đã được các nhà khoa học tìm thấy và trong đó khoảng 40 tuýp HPV được xác định có thể gây ra các bệnh lý về đường sinh dục ở người. Khi chẳng may nhiễm một hoặc một số tuýp HPV thì nguy cơ nhiễm các tuýp HPV khác vẫn còn bởi sau khi nhiễm HPV và thành công đào thải, hệ thống miễn dịch sẽ chỉ sinh kháng thể đặc hiệu với tuýp đã nhiễm mà không hình thành miễn dịch chéo với các tuýp HPV khác. [1]
Bên cạnh đó, những trường hợp sau khi đã đào thải HPV hoặc điều trị khỏi khi nhiễm HPV ở lần phơi nhiễm đầu tiên vẫn tồn tại khả năng tái nhiễm do kháng thể đặc hiệu sinh ra sau khi nhiễm trùng HPV tự nhiên không bền vững, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn sau đó suy giảm dần, đến một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ không còn đủ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ lây nhiễm và mắc các bệnh có liên quan đến tuýp HPV đã mắc trước đây.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những trường hợp nhiễm HPV, thậm chí nhiễm HPV nhóm nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và bắt buộc phải cắt bỏ cổ tử cung để loại bỏ khối u ác tính thì hiệu quả khi tiêm vắc xin ngừa HPV vẫn được chứng minh ở mức cao trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tình dục do HPV gây ra như ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, sùi mào gà, ung thư hầu họng…
Vắc xin HPV giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác, chẳng hạn như mụn cóc sinh dục, một bệnh lây truyền qua đường tình dục rất khó chịu và phổ biến, thường do các tuýp HPV nguy cơ thấp gây ra, trong nhiều trường hợp mụn cóc sinh dục cũng có thể gây ra bởi các tuýp HPV nguy cơ cao như HPV 16 và 18, tiềm ẩn nguy cơ tiến triển thành các dạng ung thư sinh dục cực kỳ nguy hiểm.
Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) khi tiêm cho nam và nữ 28 tuổi được áp dụng theo lịch tiêm 3 mũi như sau:
Ngoài ra, khi có nhu cầu tiêm nhanh, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định cho nam và nữ 28 tuổi theo phác đồ tiêm nhanh:
Hiện nay, tại hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc đang cung ứng số lượng lớn vắc xin Gardasil tại mỗi trung tâm với mức giá hợp lý, tốt nhất thị trường, luôn bình ổn ở mức 2.950.000 đồng/mũi tại tất cả trung tâm VNVC trên toàn hệ thống.
VNVC cam kết không tăng giá bất thường ngay cả thời điểm khan hiếm, đảm bảo tất cả Khách hàng được bình đẳng về nhu cầu tiêm ngừa vắc xin Gardasil 9 chất lượng cao, bảo quản đạt chuẩn, chủ động phòng ngừa mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn và các bệnh chứng nguy hiểm do HPV gây ra.
→ Tham khảo bảng giá vắc xin HPV và các vắc xin quan trọng khác cho trẻ em và người lớn TẠI ĐÂY.
Ngoài việc tiêm ngừa vắc xin HPV, đối với phụ nữ ở lứa tuổi 28 cũng cần kết hợp với việc xét nghiệm tầm soát định kỳ (dự phòng HPV cấp 2) vì hiện tại các nhà khoa học đã phát hiện được trên 20 chủng HPV nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung, trong khi đó, vắc xin ngừa HPV ở thời điểm hiện tại chỉ phòng tối đa được 9 chủng, các chủng HPV còn lại vẫn có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến đường niệu dục.
Chính vì thế, phụ nữ có hoạt động quan hệ tình dục hoặc những phụ nữ sau độ tuổi 21 có hoạt động quan hệ tình dục trên 1 năm nếu chưa chưa tiêm vắc xin HPV, cần chủ động tiêm ngừa vắc xin HPV đầy đủ, đúng lịch kết hợp với việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.
Hiện, có 03 phương pháp chính để sàng lọc ung thư cổ tử cung, bao gồm:
Ở độ tuổi từ 21 – 24, chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên làm xét nghiệm Pap smear hay Thin Prep mỗi 3 năm 1 lần. Đến giai đoạn từ 25 – 65 tuổi, theo khuyến cáo ASC năm 2020 của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, phụ nữ nên thực hiện kết hợp xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 3 năm 1 lần. Đến giai đoạn trên 65 tuổi, nếu không có bất thường tế bào ở cổ tử cung và thực hiện xét nghiệm Pap hay xét nghiệm HPV đều cho ra kết quả âm tính trong vòng 10 năm qua thì có thể ngừng tầm soát.
⇒ Xem thêm: Tiêm vắc xin HPV cho nam giới ở đâu?
Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) phòng 9 tuýp HPV ở cả nam và nữ được Bộ Y tế Việt Nam chỉ định tiêm phòng cho tất cả đối tượng trẻ em và người lớn từ 9 – 45 tuổi. Chính vì thế, đối với thắc mắc “người từ 28 tuổi có tiêm phòng hpv được không”, chuyên gia VNVC khẳng định hoàn toàn có thể tiêm được theo chỉ định mới và cần tiêm càng sớm càng tốt.
Sau khi tiêm phòng, người tiêm cần lưu ý theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm, duy trì lối sống lành mạnh và đặc biệt đối với phụ nữ, không nên quên thực hiện các biện pháp tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để đảm bảo hiệu quả dự phòng và bảo vệ sức khỏe tốt nhất khỏi các căn bệnh ung thư nguy hiểm do HPV gây ra.
Sau khi tiêm phòng HPV, người tiêm cần chú ý cơ thể để phát hiện sớm các phản ứng phụ có thể xảy ra. Một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin HPV bao gồm:
Đây là phản ứng rất thông thường và thường biến mất sau vài ngày.
Nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc nghiêm trọng hoặc xuất hiện các tình trạng bất thường nghi ngờ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, người tiêm nên ngay lập tức liên hệ với cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được tư vấn.
Sau khi tiêm phòng, việc duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tối ưu hóa hiệu quả của vaccine. Những biện pháp cụ thể bạn nên thực hiện bao gồm: